​Cục Y tế dự phòng họp với Tổ chức Y tế thế giới về các hoạt động hợp tác trong giai đoạn 2024-2027

23/02/2024 In bài viết

            Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thành lập năm 1948 với tư cách là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Việt Nam trở thành Quốc gia Thành viên của WHO kể từ ngày 17/5/1950. WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp ngành y tế Việt Nam ngay sau khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. Với hơn 45 năm hợp tác trực tiếp với Chính phủ Việt Nam, WHO mang đến kiến thức toàn cầu và khu vực cũng như kinh nghiệm làm việc ở tất cả các cấp của hệ thống y tế quốc gia để giải quyết những thách thức y tế mà Việt Nam đang phải đối mặt. WHO và Bộ Y tế hợp tác với nhiều đối tác phát triển để hỗ trợ hiện thực hóa các mục tiêu y tế của Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực hợp tác bao gồm loại trừ và kiểm soát dịch bệnh (đặc biệt là HIV, lao và sốt rét), tiêm chủng, tăng cường hệ thống y tế, chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp về y tế, phòng ngừa và quản lý các bệnh không lây nhiễm, biến đổi khí hậu và tác động đối với sức khỏe.

            Ngày 23/02/2024, Cục Y tế dự phòng đã tổ chức họp với đại WHO tại Việt Nam về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, chính sách và chiến lược với chất lượng cao nhất cho Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các luật, chiến lược, chính sách và kế hoạch y tế nhằm mang lại những cải thiện có thể đo lường được về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam giai đoạn 2024-2027. Tham dự cuộc họp có ông Sangjun Moon, Điều phối viên nhóm các tình trạng Y tế Khẩn cấp và các chuyên gia y tế của WHO; về phía Cục Y tế dự phòng có TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách Cục cùng các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên các Phòng/Văn phòng Cục.

            Tại cuộc họp, đại diện Tổ chức Y tế thế giới nêu ra 5 ưu tiên chiến lược của WHO trong thời gian tới:

  • Ưu tiên chiến lược #1: Tăng cường nền tảng thể chế cho hệ thống y tế phù hợp với mục tiêu Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, thông qua xây dựng một hệ thống luật pháp, chính sách, quy định và kế hoạch tăng cường hoạt động y tế trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Ưu tiên chiến lược #2: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (y tế cơ sở), coi đó là một phần quan trọng của hệ thống dịch vụ y tế có chất lượng, lồng ghéplấy con người làm trung tâm, tập trung vào các dịch vụ và chức năng y tế thiết yếu để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân, tiếp cận những đối tượng chưa được tiếp cận và củng cố hiệu quả của các chương trình kiểm soát một số bệnh ưu tiên;
  • Ưu tiên chiến lược #3: Dựa trên các bài học từ COVID-19, tăng cường khả năng chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với an ninh y tế quốc gia (các tình huống y tế khẩn cấp và đại dịch) nhằm bảo vệ người dân Việt Nam khỏi các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai, bao gồm cả các sự kiện có khả năng bùng phát thành đại dịch.
  • Ưu tiên chiến lược #4: Giảm các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm và chấn thương cũng như tác động đến các yếu tố quyết định đến sức khỏe trong suốt chu kì vòng đời,, hỗ trợ mọi người dân ở Việt Nam sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn; 
  • Ưu tiên chiến lược #5: Tăng cường các nỗ lực của hệ thống y tế để chuẩn bị và ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu lên sức khỏe.

Ông Sangjun Moon, Điều phối viên nhóm các tình trạng Y tế Khẩn cấp của WHO

Phát biểu tại cuộc họp, TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng cảm ơn sự hỗ trợ của WHO trong thời gian qua, các nội dung định hướng trong thời gian tới của WHO hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của Cục Y tế dự phòng.

TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng

Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự cùng thảo luận các vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển ngành y tế dự phòng giữa Cục Y tế dự phòng và Tổ chức Y tế thế giới.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Tin tức liên quan

Bộ Y tế tổ chức đánh giá năng lực thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005) năm 2020

Đánh giá thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005) được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hàng năm nhằm nhằm xác định thực trạng, phát hiện những khó khăn, tồn tại, thách thức để kịp thời củng cố và tiếp tục hoàn thiện các năng lực chủ động đáp ứng với các sự kiện y tế công cộng.

Xem chi tiết Next

Bộ trưởng Bộ Y tế dự Hội nghị Ðại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 66

Bộ trưởng Bộ Y tế dự Hội nghị Ðại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 66

Xem chi tiết Next

Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học

Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học

Xem chi tiết Next
Thong ke