Tin tức

Tin tức

​10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019

31/01/2019 In bài viết

10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như biến đổi khí hậu, kháng kháng sinh và sự bùng phát của các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine như sởi, bạch hầu.... Dưới đây là 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019.
1. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
2. Bệnh không lây (béo phì, tiểu đường, ung thư, bệnh tim…)
3. Một đại dịch cúm toàn cầu có thể xảy ra
4. Môi trường dễ tổn thương (nơi sống có khủng hoảng kéo dài, han hán, nạn đói, chiến tranh…)
5. Đề kháng kháng sinh
6. Ebola và các bệnh có khả năng lây nhiễm cao khác
7. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu kém
8. "Do dự vắc-xin" (miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin dù có sẵn)
9. Sốt xuất huyết
10. HIV
I. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
Cứ 10 người trên thế giới thì có 9 người đang phải hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày. Năm 2019, ô nhiễm không khí được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe. Các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn, gây hại cho phổi, tim và não gây ra các bệnh như ung thư, đột quỵ, bệnh tim và phổi. Những căn bệnh này giết chết 7 triệu người mỗi năm. Khoảng 90% số ca tử vong này là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác...làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo nhiều cách khác nhau. Từ năm 2030 - 2050, biến đổi khí hậu dự báo sẽ làm 250 000 ca tử vong mỗi năm, do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy...
Tháng 10/2018, WHO  tổ chức Hội nghị toàn cầu về ô nhiễm không khí  tại Geneva. Có hơn 70 quốc gia và các tổ chức cam kết cải thiện ô nhiễm không khí. Tháng 9/2019, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đề nghị các nước tăng cường cam kết và các hành động cải thiện ô nhiễm không khí trên toàn thế giới.

II. Bệnh không lây nhiễm
 
 Các bệnh không lây nhiễm như  đái tháo đường, ung thư và bệnh tim là nguyên nhân gây ra 70% các ca tử vong trên toàn thế giới (khoảng 41 triệu người). Trong 41 triệu người tử vong vì bệnh mạn tính không lây thì có 15 triệu người tử vong trong độ tuổi từ 30 đến 69. Hơn 85% số ca tử vong ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Năm yếu tố nguy cơ khiến các bệnh không lây nhiễm gia tăng trong thời gian gần đây là do: Sử dụng thuốc lá, không hoạt động thể chất, uống rượu bia, chế độ ăn uống kém lành mạnh và ô nhiễm không khí. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ các đến sức khỏe tâm thần, trong đó 50%  số bệnh nhân tâm thần bắt đầu từ năm 14 tuổi, mà hầu hết các trường hợp không được phát hiện và không được điều trị - tự tử là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong trong 15-19 tuổi này…

III. Một Đại dịch cúm toàn cầu có thể xảy ra
Theo WHO, thế giới có thể phải đối mặt với đại dịch cúm. Tuy nhiên, họ không biết chắc chắn khi nào nó xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó. Do vậy, WHO khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine cúm để bảo vệ bản thân khỏi cúm mùa. WHO liên tục giám sát sự lưu hành của virus cúm, để phát hiện các chủng gây đại dịch tiềm tàng tại 153 TTPC cúm 114 quốc gia và có kế hoạch ứng phó toàn cầu.
 
IV. Môi trường dễ tổn thương (nơi sống có khủng hoảng kéo dài, han hán, nạn đói, chiến tranh…)
Hơn 1,6 tỷ người (khoảng 22% dân số toàn cầu) sống trong những khu vực hạn hán, đói, chiến tranh, xung đột và chuyển dịch dân số. Những người này thường không được tiếp xúc với các dịch vụ y tế cơ bản. Hiện nay, WHO đang tiếp tục làm việc tại các quốc gia này để tăng cường các hệ thống y tế nhằm giúp họ tiếp cận với nền y tế tốt hơn. 
 
V. Kháng kháng sinh 
 Sự phát triển của kháng sinh và thuốc chống sốt rét là một số thành công lớn nhất của y học hiện đại. Tuy nhiên, theo thời gian hiệu quả của các loại thuốc này đang bị giảm bởi mọi người đang phải đối mặt với tình trạng kháng kháng sinh.
Khi kháng kháng sinh xảy ra, các loại vi khuẩn, virus, nấm sẽ đe dọa sức khỏe con người và không dễ điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, lao, lậu và salmonella, không có khả năng ngăn ngừa sự nhiễm trùng khi phẫu thuật và hóa trị. Việc Kháng thuốc chống lao là trở ngại lớn cho việc điều trị khoảng 10 triệu người mắc bệnh và 1,6 triệu người tử vong mỗi năm. Trong năm 2017, khoảng 600 000 ca mắc bệnh lao đã kháng với rifampicin và 82% trong số những người này mắc bệnh lao đa kháng thuốc.
Việc kháng thuốc được thúc đẩy bởi việc lạm dụng thuốc ở người, mà cả ở động vật, đặc biệt là những động vật được sử dụng để sản xuất thực phẩm, cũng như trong môi trường. WHO đang hợp tác với các ngành để thực hiện kế hoạch hành động toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng kháng thuốc chống vi trùng bằng cách tăng cường nhận thức và kiến thức, giảm nhiễm trùng và khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh đúng chỉ định.

VI. Ebola và và các bệnh có khả năng lây nhiễm cao khác
Năm 2018, Cộng hòa Dân chủ Congo đã chứng kiến hai đợt dịch Ebola riêng biệt, cả hai đều lan sang các thành phố lớn. Dịch Ebola đã khiến rất nhiều người tử vong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của các bệnh dễ lây nhiễm như Ebola, sốt xuất huyết, Zika, hội chứng MERS-CoVi và hội chứng (SARS)...
 
 
VII. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu 
Chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu sức khỏe của một người trong suốt cuộc đời của họ. Hệ thống y tế với chăm sóc sức khỏe ban đầu mạnh mẽ là cần thiết để đạt được bảo hiểm y tế toàn cầu. Nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu thường là địa điểm đầu tiên mọi người tìm đến khi mắc bệnh
Tuy nhiên, theo WHO, nhiều quốc gia không có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu đầy đủ. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh vì nó có thể khiến họ không được điều trị kịp thời.
 
VIII. "Do dự vắc-xin" (miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin dù có sẵn)
Sự do dự của vắc-xin - sự miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin - đe dọa/ đảo ngược tiến trình thực hiện trong việc loại trừ các bệnh có vắc xin phòng ngừa. Tiêm vắc-xin là một trong những cách hiệu quả nhất để tránh bệnh - hiện đang ngăn ngừa 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm và có thể thêm 1,5 triệu nếu phạm vi tiêm chủng thực hiện trên toàn cầu được cải thiện.Việc do dự không tiêm vaccine hoặc từ chối tiêm phòng vaccine với nhiều lý do khác nhau là nguyên nhân khiến nhiều dịch bệnh quay trở lại. Theo thống kê của WHO, số ca mắc bệnh sởi trên toàn cầu đã tăng 30%. Lý do của sự gia tăng này một phần là do trẻ không được tiêm phòng. Có nhiều lý do mọi người không tiêm chủng cho trẻ; sự lơ là của phụ huynh, việc khó tiếp cận dịch vụ tiêm vắc-xin và niềm tin hiệu quả của vắc xin tiêm ngừa là lý do chính dẫn đến sự do dự, chậm trễ tiêm ngừa, không tiêm, bỏ mũi tiêm. Nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong cố vấn và là người ảnh hưởng đáng tin cậy nhất để cha mẹ quyết định tiêm chủng cho trẻ, và họ phải được cung cấp thông tin đúng, đáng tin cậy về vắc-xin.

IX. Sốt xuất huyết
Bệnh Sốt xuất huyết, do muỗi vằn gây ra các triệu chứng giống như cúm và có thể gây tử vong và làm 20% những người bị sốt xuất huyết nặng tử vong, là mối đe dọa ngày càng tăng trong nhiều thập kỷ Số ca mắc SXH tăng cao trong mùa mưa  của Bangladesh và Ấn Độ. Hiện nay, mùa của bệnh SXH ở các quốc gia này đang kéo dài đáng kể (năm 2018, Bangladesh có số ca tử vong cao nhất trong gần hai thập kỷ) và đang lan sang các nước cận nhiệt đới và ôn đới hơn như Nepal, trước đây không ghi nhận ca bệnh này. Ước tính 40% dân số trên thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết, và có khoảng 390 triệu ca mắc mỗi năm. Theo WHO đề ra Chiến lược kiểm soát bệnh sốt xuất huyết, giảm 50% tử vong vào năm 2020.
 
X. HIV
Mặc dù các nhà khoa học đã phát minh ra loại thuốc kháng virus HIV và nhiều biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm HIV, tuy nhiên, HIV vẫn đang giết gần một triệu người mỗi năm. Thêm vào đó, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như người đồng tính, mại dâm, nghiện ma túy thường là những đối tượng khó kiểm soát. 
 
Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

​Ăn giảm muối và giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây cũng chính là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và đái tháo đường.

Xem chi tiết Next

Bắc Ninh: Hơn 90.000 bà mẹ và trẻ em được uống vitamin A

Hưởng ứng Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2019, ngành y tế tổ chức cho trẻ em và phụ nữ sau sinh uống vitamin A đồng loạt ở tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Xem chi tiết Next

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai làm việc tại miền Đông Nam Bộ

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai làm việc tại miền Đông Nam Bộ

Xem chi tiết Next
Thong ke