​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 02/01/2022

02/01/2022 In bài viết

Tổng số ca mắc tới nay hơn 289,7 triệu ca, hơn 5,4 triệu ca tử vong. So với tuần trước, trong tuần thế giới ghi nhận thêm hơn 9,1 triệu ca mắc mới (tăng 58%), số ca tử vong ghi nhận hơn 41.000 ca (giảm 7%).

Tính đến ngày 1/1/2022, số ca ở châu Âu đã vượt hơn 100 triệu ca, chiếm hơn 1/3 số ca nhiễm của cả thế giới. Trong đó, chỉ riêng 7 ngày qua, châu Âu có thêm hơn 4,9 triệu ca, với 17 trong số 52 quốc gia ở khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất từ khi có đại dịch. Riêng Pháp ghi nhận hơn một triệu ca mới trong tuần qua, tương đương 10% tổng số ca mắc kể từ đầu dịch ở nước này. Mặc dù số ca nhiễm tăng cao nhưng tỷ lệ tử vong ở châu Âu đang có xu hướng giảm; trong tuần qua, trung bình mỗi ngày, châu Âu ghi nhận hơn 3.400 ca tử vong; trước đó, tháng 1 năm ngoái, trung bình mỗi ngày châu Âu có hơn 5.700 ca tử vong.

Tính đến 16h00 ngày 02/01/2022, cả nước ghi nhận 1.763.040 ca mắc, trong đó 1.758.824 ca trong nước. Đến nay đã có 1.372.696 người khỏi bệnh, 32.610 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 1.760.188 ca, trong đó có 1.757.254 ca trong nước (99,8%), 1.369.879 người đã khỏi bệnh (77,8%), 32.575 tử vong tại 51 tỉnh, thành phố.

- Trong ngày ghi nhận 16.948 ca mắc mới, trong đó 16.914 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố.

+ Các địa phương ghi nhận trong ngày: Hà Nội (2.045), Hải Phòng (1.804), Vĩnh Long (1.280), Tây Ninh (946), Bình Phước (782), Khánh Hòa (780), Cà Mau (619), Bình Định (576), Hải Dương (545), Bạc Liêu (464), Trà Vinh (452), Bắc Ninh (403), Hồ Chí Minh (384), Thừa Thiên Huế (350), Cần Thơ (293), Lâm Đồng (240), An Giang (235), Hưng Yên (223), Quảng Ninh (219), Đà Nẵng (202), Đắk Lắk (185), Hậu Giang (184), Sóc Trăng (171), Kiên Giang (169), Nghệ An (162), Hà Giang (148), Hòa Bình (147), Gia Lai (146), Bình Dương (145), Quảng Trị (143), Lạng Sơn (141), Đồng Tháp (140), Đồng Nai (139), Quảng Nam (127), Bến Tre (120), Phú Yên (119), Thanh Hóa (117), Tiền Giang (115), Quảng Ngãi (112), Đắk Nông (105), Ninh Bình (99), Nam Định (93), Vĩnh Phúc (92), Bắc Giang (90), Hà Nam (85), Thái Nguyên (80), Bà Rịa - Vũng Tàu (72), Thái Bình (69), Phú Thọ (65), Quảng Bình (55), Kon Tum (54), Long An (51), Sơn La (50), Ninh Thuận (49), Cao Bằng (46), Lào Cai (41), Bắc Kạn (39), Tuyên Quang (24), Bình Thuận (22), Điện Biên (21), Yên Bái (20), Lai Châu (11), Hà Tĩnh (9).

+ Có 34 ca nhập cảnh ghi nhận tại Hồ Chí Minh (11), Điện Biên (5), Nghệ An (5), Khánh Hòa (5), Quảng Trị (4), Tây Ninh (3), Long An (1).     

- TP. Hà Nội: Trong ngày ghi nhận 2.045 ca mắc, trong đó 349 ca sàng lọc tại cơ sở y tế, 1.111 ca tầm soát trong cộng đồng, 553 ca trong khu cách ly và 32 ca trong khu phong tỏa. Số mắc mới (2.045 ca) được phân bố tại 29 quận, huyện như sau: Thanh Xuân 201, Thanh Trì 198, Hoàng Mai 192, Nam Từ Liêm 172, Đông Anh 172, Tây Hồ 141, Cầu Giấy 126, Ba Đình 123, Hoàn Kiếm 99, Bắc Từ Liêm 85, Gia Lâm 82, Hà Đông 62, Sóc Sơn 62, Thường Tín 55, Đống Đa 47, Đan Phượng 40, Long Biên 36, Sơn Tây 25, Mê Linh 23, Hai Bà Trưng 19, Hoài Đức 18, Thanh Oai 16, Thạch Thất 15, Quốc Oai 15, Chương Mỹ 13, Phúc Thọ 2, Mỹ Đức 1, Ba Vì 1, Ứng Hòa 1 và 3 ca đang điều tra.

- Các địa phương ghi nhận số ca mắc trong ngày giảm nhiều so với ngày trước: Đồng Tháp (giảm 265), Bình Thuận (giảm 189), Hồ Chí Minh (giảm 185).

- Các địa phương ghi nhận số ca mắc trong ngày tăng so với ngày trước: Hải Phòng (tăng 1.688), Hải Dương (tăng 545), Hà Nội (tăng 297).

- Cả nước ghi nhận 11.948 ca mắc trong cộng đồng (chiếm 70,6% tổng số mắc trong ngày), tăng 2.320 ca so với ngày trước đó. 

- Trong 7 ngày qua, các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng tăng so với 7 ngày trước đó: TP. Hải Phòng tăng 2.880 ca, Bình Phước tăng 2.584 ca; các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng giảm: Cà Mau (giảm 3.755 ca), Bến Tre (giảm 2.118 ca), TP. Hồ Chí Minh (giảm 1.234 ca).

Công tác xét nghiệm: Tính đến ngày 01/01/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 36.142.059 mẫu cho 78.832.549 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người, tăng 83.487 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 6.701.576 mẫu gộp cho 47.375.052 lượt người.

Công tác tiêm chủng:  Từ tháng 3/2021 đến hết ngày 01/01/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 192.002.218 liều, trong tổng số 192 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 113 đợt  với tổng số 176,8 triệu liều , còn khoảng 15,2 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin. Đến hết ngày 01/01/2022, cả nước đã tiêm 152.818.575 liều (trong ngày tiêm được 592.352 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 86,4% số vắc xin phân bổ 113 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 140.008.471 liều, trong đó có 70.027.320 mũi 1; 63.944.871 mũi 2; 1.206.220 mũi 3 (đối với vắc xin Abdala ); 1.689.360 liều bổ sung và 3.140.700 liều nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 99,6% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 90,9% dân số từ 18 tuổi trở lên.

- Về triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12-17 tuổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 12.810.104 liều, trong đó có 7.689.216 mũi 1 và 5.120.888 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 85,6% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 57,0% dân số từ 12 -17 tuổi. 22 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

- Tăng cường chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh. Tiếp tục đánh giá cấp độ dịch theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm có các biện pháp hành chính và chuyên môn y tế phù hợp, thích ứng linh hoạt với tình hình diễn biến phức tạp của biến thể Omicron trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với các cấp độ dịch trên địa bàn, từng bước mở cửa cho các hoạt động đi lại, giao thương, phục hồi sản xuất đảm bảo đời sống dân sinh.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke