Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 03/6/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
05/06/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 535,2 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng. Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021. Với sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh, tỷ lệ này hiện nay có thể thậm chí còn cao hơn. Mặc dù vaccine chỉ có tác dụng phòng ngừa ở mức vừa phải đối với biến thể Omicron, WHO vẫn kêu gọi các quốc gia tăng tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bởi miễn dịch nhờ tiêm vaccine có hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển nặng cao hơn so với miễn dịch có được sau lần mắc trước đó.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia) đã tiến hành nghiên cứu, qua đó chỉ ra cách đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi các loại virus thường gây bệnh trong mùa Đông ở nước này, đồng thời có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus "trái mùa" độc đáo khác. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 31/5 cho thấy mô hình của virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus phổ biến vào mùa Đông - đã bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19 do các lệnh phong tỏa và đóng cửa biên giới. RSV giống như một loại virus gây cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, RSV có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi của bệnh nhi, ví dụ như bệnh viêm phổi.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 05/6/2022, cả nước ghi nhận 10.725.239 ca mắc, trong đó 10.719.051 ca trong nước. Đến nay đã có 9.504.955 người khỏi bệnh, 43.080 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.722.387 ca, trong đó có 10.717.481 ca trong nước, 9.502.138 người đã khỏi bệnh (88,6%), 43.045 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc mới trong ngày
- Ghi nhận 685 ca dương tính trong nước tại 36 tỉnh thành phố: Hà Nội (207), Yên Bái (79), Vĩnh Phúc (46), Quảng Ninh (36), Tuyên Quang (31), Thái Nguyên (25), Phú Thọ (22), Quảng Bình (21), Lào Cai (21), Thái Bình (20), Quảng Trị (18), Sơn La (14), Nghệ An (13), Hà Nam (13), Hồ Chí Minh (10), Đà Nẵng (9), Cao Bằng (8), Nam Định (8), Thanh Hóa (8), Lai Châu (8), Hưng Yên (7), Hà Tĩnh (7), Thừa Thiên Huế (6), Hà Giang (6), Lạng Sơn (6), Hải Phòng (5), Lâm Đồng (4), Bắc Kạn (4), Điện Biên (4), Hòa Bình (4), Ninh Bình (3), Bình Định (3), Khánh Hòa (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Bình Phước (2), Bình Thuận (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+7), Yên Bái (+7), Thừa Thiên Huế (+6).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (-36), Hải Dương (-21), Hải Phòng (-21).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.502.138 người đã khỏi bệnh (88,6%), tăng 8.548 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.177.204 trường hợp, trong đó có 35 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 29; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; (3) Thở máy không xâm lấn: 1; (4) Thở máy xâm lấn: 2.
- Trong ngày 4/6, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 4/6/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.249.533 mẫu cho 89.566.315 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.510.100 mẫu tương đương 85.818.376 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.061.742 mẫu gộp cho 49.894.416 lượt người.
Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 05/6/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 251.069.554 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 04/6/2022: Cả nước đã tiêm 222.023.219 liều / 225.451.196 liều vắc xin phân bổ 148 đợt (trong ngày tiêm được 226.431 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,5%.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.737.606 liều:
+ Mũi 1: 71.480.483 liều
+ Mũi 2: 70.302.102 liều; Mũi bổ sung: 15.055.526 liều.
+ Mũi 3: 42.503.174 liều
+ Mũi 4: 396.321 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.480.482 liều:
+ Mũi 1: 8.939.713 liều
+ Mũi 2: 8.540.769 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 4.805.131 liều:
+ Mũi 1: 4.240.666 liều
+ Mũi 2: 564.465 liều
Hiện tại, tỷ lệ tiêm mũi 1 cho nhóm trẻ này tại 63 tỉnh, thành phố đạt từ 15% đến 65%, mũi 2 đạt từ 0% -18%.
Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới
(1) Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;
(2) Chủ động triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh;
(3) Chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
(4) Tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội;
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng