Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 10/6/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
07/06/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 536 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong.
Ngày 7/6, Bộ Y tế Campuchia thông báo nước này đã loại bỏ COVID-19 sau khi bệnh nhân cuối cùng mắc căn bệnh này đã bình phục. Theo đó, Campuchia đã không còn ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào trong 31 ngày liên tiếp. Kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 1/2020 đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 136.262 ca mắc, trong đó có 133.206 bệnh nhân đã bình phục và 3.056 ca tử vong. Với tỷ lệ tiêm chủng cao, kể từ tháng 11 năm ngoái, Campuchia đã khôi phục tất cả các hoạt động kinh tế xã hội và mở cửa trở lại biên giới cho những du khách được tiêm phòng đủ liều cơ bản mà không cần cách ly.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 07/6/2022, cả nước ghi nhận 10.727.005 ca mắc, trong đó 10.720.813 ca trong nước. Đến nay đã có 9.523.290 người khỏi bệnh, 43.081 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.724.153 ca, trong đó có 10.719.243 ca trong nước, 9.520.473 người đã khỏi bệnh (88,7%), 43.046 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc mới trong ngày
- Ghi nhận 960 ca ghi nhận trong nước tại 41 tỉnh thành phố: Hà Nội (192), Yên Bái (67), Phú Thọ (55), Đà Nẵng (54), Nghệ An (48), Hải Phòng (42), Vĩnh Phúc (40), Hồ Chí Minh (35), Hải Dương (35), Lào Cai (34), Bắc Ninh (31), Hòa Bình (28), Quảng Ninh (25), Tuyên Quang (24), Thái Nguyên (22), Thái Bình (18), Sơn La (18), Quảng Bình (16), Bắc Kạn (16), Quảng Trị (15), Hà Tĩnh (15), Hà Nam (14), Hà Giang (12), Lạng Sơn (11), Hưng Yên (10), Nam Định (10), Lâm Đồng (10), Bắc Giang (9), Thanh Hóa (9), Bình Phước (8), Điện Biên (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Cao Bằng (6), Bình Thuận (5), Gia Lai (3), Ninh Bình (3), Khánh Hòa (2), Đồng Nai (2), Cà Mau (2), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (+44), Nghệ An (+44), Phú Thọ (+30).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-45), Đắk Nông (-24), Hà Nội (-12).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.520.473 người đã khỏi bệnh (88,7%), tăng 9.309 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.160.634 trường hợp, trong đó có 56 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 49; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 2; (3) Thở máy không xâm lấn: 1; (4).
- Trong ngày 06/6, cả nước ghi nhận 01 trường hợp tử vong do COVID-19.
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 6/6/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.249.618 mẫu cho 89.566.570 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.510.185 mẫu tương đương 85.818.631 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.061.776 mẫu gộp cho 49.894.450 lượt người.
VI. Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 07/6/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 251.069.554 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 06/6/2022: Cả nước đã tiêm 222.072.995 liều / 225.451.196 liều vắc xin phân bổ 148 đợt (trong ngày tiêm được 47.870 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,5%.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.779.359 liều:
+ Mũi 1: 71.480.711 liều
+ Mũi 2: 70.302.993 liều ; Mũi bổ sung: 15.055.618 liều.
+ Mũi 3: 42.514.639 liều
+ Mũi 4: 425.398 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.485.275 liều:
+ Mũi 1: 8.943.040 liều
+ Mũi 2: 8.542.235 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 4.853.688 liều:
+ Mũi 1: 4.275.716 liều
+ Mũi 2: 577.972 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 50%; 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 30-50%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 30%.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 10%; 50/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.
Nhận định
Trên thế giới, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia (Trung Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nam Phi...) và tại khu vực châu Mỹ, châu Phi và Tây Thái Bình Dương. Các biến thể, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn tiếp tục xuất hiện với tốc độ lây lan nhanh.
Tại Việt Nam, dịch COVID-19 vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Vi rút SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Có thể xuất hiện biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương; đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch có được (do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải) không bền vững, giảm dần do đó rất khó trong dự báo dịch.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng