​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 08/6/2022

08/06/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 536,7 triệu ca, trên 6,32 triệu ca tử vong.

Ngày 7/6, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra khoảng 13% số ca mắc mới COVID-19 tại nước này trong tuần gần nhất. Một biến thể phụ khác - BA.2.12.1 - hiện là biến thể trội trên toàn nước Mỹ và chiếm tới 62,2% trong tổng số ca mắc mới tại nước này trong cùng thời gian nói trên. 

Vào tháng 3 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung BA.4 và BA.5 vào danh mục các biến thể cần giám sát, trong khi Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu liệt hai dòng phụ này vào danh mục "các biến thể đáng lo ngại."  

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 08/6/2022, cả nước ghi nhận 10.727.918 ca mắc, trong đó 10.721.726 ca trong nước. Đến nay đã có 9.531.653 người khỏi bệnh, 43.081 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.725.066 ca, trong đó có 10.720.156 ca trong nước, 9.528.836 người đã khỏi bệnh (88,9%), 43.046 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.  

Số ca mắc mới trong ngày    

- Ghi nhận 913 ca dương tính trong nước tại 43 tỉnh thành phố: Hà Nội (187), Yên Bái (67), Bắc Ninh (57), Nghệ An (49), Đà Nẵng (38), Lào Cai (35), Phú Thọ (35), Vĩnh Phúc (33), Quảng Ninh (27), Quảng Bình (27), Hồ Chí Minh (26), Bắc Kạn (24), Hà Giang (23), Thái Nguyên (23), Hải Dương (22), Tuyên Quang (21), Nam Định (19), Hưng Yên (17), Thái Bình (16), Hà Nam (14), Lạng Sơn (13), Hà Tĩnh (13), Quảng Trị (12), Sơn La (11), Ninh Bình (10), Lâm Đồng (10), Hòa Bình (9), Bình Phước (8), Thanh Hóa (8), Thừa Thiên Huế (7), Bình Dương (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Lai Châu (6), Cao Bằng (6), Quảng Ngãi (6), Gia Lai (5), Tây Ninh (4), Bắc Giang (3), Điện Biên (3), Bình Định (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (1), Đồng Nai (1).   

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+26), Quảng Bình (+11), Hà Giang (+11).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-42), Phú Thọ (-20), Hòa Bình (-19).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.528.836 người đã khỏi bệnh (88,9%), tăng 8.363 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.153.184 trường hợp, trong đó có 78 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 68; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 4; (3) Thở máy không xâm lấn: 1; (4) Thở máy xâm lấn: 5.

- Trong ngày 07/6, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 7/6/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.249.666 mẫu cho 89.566.762 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.510.233 mẫu tương đương 85.818.823 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.061.805 mẫu gộp cho 49.894.479 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 08/6/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 251.069.554 liều vắc xin phòng COVID-19.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 07/6/2022: Cả nước đã tiêm 222.381.906 liều/225.451.196 liều vắc xin phân bổ 148 đợt (trong ngày tiêm được 123.894 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,6%.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.996.718 liều:

+ Mũi 1: 71.481.497 liều

+ Mũi 2: 70.306.612 liều; Mũi bổ sung: 15.057.375 liều.

+ Mũi 3: 42.619.175 liều

+ Mũi 4: 532.059 liều

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.486.389 liều:

+ Mũi 1: 8.943.399 liều

+ Mũi 2: 8.542.990 liều

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 4.898.799 liều:

+ Mũi 1: 4.313.266 liều

+ Mũi 2: 585.533 liều

Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 50%; 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 30-50%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 30%.

Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 10%; 50/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.

(Chi tiết phân bổ và kết quả tiêm chủng của địa phương tại Phụ lục đính kèm)

Nhận định

Trên thế giới, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia (Trung Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nam Phi...) và tại khu vực châu Mỹ,  châu Phi và Tây Thái Bình Dương. Các biến thể, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn tiếp tục xuất hiện với tốc độ lây lan nhanh.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Vi rút SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Có thể xuất hiện biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương; đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch có được (do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải) không bền vững, giảm dần do đó rất khó trong dự báo dịch.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

(1) Tiếp tục coi vắc xin là “vũ khí chiến lược”, là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;

(2) Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh;

(3) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);

(4) Tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở;

(5) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm trong nước; rút gọn tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn phải bảo đảm về chuyên môn, khoa học;

(6) Rà soát, xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke