Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 15/6/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
13/06/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 540,6 triệu ca, trên 6,32 triệu ca tử vong.
Tại Trung Quốc, gần 200 trường hợp Covid-19 liên quan đến ổ dịch quán bar tại siêu thị Heaven kể từ ngày 9/6, việc xuất hiện ổ dịch mới khi Bắc Kinh mới nới lỏng do tình hình dịch giảm căng thẳng vào tuần trước, cho thấy sự khó khăn của Trung Quốc trong theo đuổi chính sách “zero Covid”. Quận Chaoyang đã bắt đầu việc xét nghiệm diện rộng kéo dài ba ngày đối với khoảng 3,5 triệu cư dân kể từ ngày. Khoảng 10.000 địa chỉ liên hệ thân thiết với những khách hàng quen của quán bar đã được xác định, và các tòa nhà dân cư của họ bị phong tỏa, đồng thời hoãn việc mở lại một số trường học theo kế hoạch.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 13/6/2022, cả nước ghi nhận 10.732.429 ca mắc, trong đó 10.726.233 ca trong nước. Đến nay đã có 9.562.523 người khỏi bệnh, 43.083 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.729.577 ca, trong đó có 10.724.663 ca trong nước, 9.559.706 người đã khỏi bệnh (89,1%), 43.048 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc mới trong ngày
- Ghi nhận 616 ca ghi nhận trong nước tại 37 tỉnh thành phố: Hà Nội (157), Bắc Ninh (87), Yên Bái (41), Đà Nẵng (34), Phú Thọ (29), Hải Dương (27), Hải Phòng (23), Tuyên Quang (21), Quảng Ninh (20), Thái Bình (19), Lào Cai (17), Hưng Yên (16), Thái Nguyên (16), Hà Giang (12), Nam Định (8), Vĩnh Phúc (8), Hòa Bình (8), Cao Bằng (7), Bắc Kạn (7), Lạng Sơn (7), Thanh Hóa (7), Điện Biên (6), Hồ Chí Minh (5), Gia Lai (5), Lâm Đồng (4), Khánh Hòa (4), Lai Châu (4), Hà Nam (3), Sơn La (3), Quảng Ngãi (2), Ninh Bình (2), Bình Dương (2), Quảng Trị (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Phú Thọ (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+87), Hải Dương (+21), Hải Phòng (+20).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (-23), Nghệ An (-22), Quảng Bình (-18).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.559.706 người đã khỏi bệnh (89,1%), tăng 9.330 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.126.823 trường hợp, trong đó có 53 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 47; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 2, xâm lấn: 4
- Trong ngày 12/6, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 12/6/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.250.799 mẫu cho 89.568.514 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.511.370 mẫu tương đương 85.820.575 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.061.923 mẫu gộp cho 49.894.597 lượt người.
Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 13/6/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 251.069.554 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 12/6/2022: Cả nước đã tiêm 223.629.992 liều / 228.063.296 liều vắc xin phân bổ 150 đợt (trong ngày tiêm được 93.304 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 97,9%.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.815.820 liều:
+ Mũi 1: 71.485.834 liều
+ Mũi 2: 70.324.058 liều ; Mũi bổ sung: 15.022.897 liều.
+ Mũi 3: 43.017.034 liều
+ Mũi 4: 965.997 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 23/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 29/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.950 liều:
+ Mũi 1: 8.951.055 liều
+ Mũi 2: 8.554.895 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 5.308.222 liều:
+ Mũi 1: 4.648.875 liều
+ Mũi 2: 659.347 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 50%; 29/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 30-50%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 30%.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 10%; 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.
Nhận định
Vi rút SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Có thể xuất hiện biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương; đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch có được (do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải) không bền vững, giảm dần do đó rất khó trong dự báo dịch.
Dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường; số ca nhiễm có thể tiếp tục theo xu hướng giảm hoặc tăng trở lại tùy thuộc các điều kiện về tác nhân (xuất hiện các biến thể mới), về chính sách (thay đổi các biện pháp phòng chống dịch); đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; các biến thể, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn tiếp tục xuất hiện với tốc độ khá nhanh trên thế giới; tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia (Trung Quốc, Triều Tiên…) vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải không bền vững. Bên cạnh đó, có nguy cơ gia tăng “gánh nặng kép” cho hệ thống y tế do xu hướng gia tăng các dịch bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng,…; đồng thời không loại trừ nguy cơ xâm nhập các dịch bệnh mới phát sinh như viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân, bệnh đậu mùa khỉ...
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng