Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 14/8/2021
14/08/2021 In bài viết
BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19
(Ngày 14/8/2021)
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 661.433 ca mắc, 9.765 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch đến nay ghi nhận hơn 207 triệu ca, trong đó hơn 4,3 triệu ca tử vong. Sau một thời gian, Mỹ quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với trên 110.000 ca mắc trong 24 giờ qua.
Tại Nhật Bản, số ca mắc mới đã lần đầu tiên vượt 20.000 ca/ngày trong ngày 13/8, đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới ở nước này tăng cao kỷ lục. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 5.773 ca mắc, trong tuần từ 7-13/8, số ca mắc mới bình quân ở thành phố này là 4.155 ca/ngày, tăng 8,8% so với một tuần trước đó.
Tại Thái Lan, trong ngày 13/8 ghi nhận thêm trên 23.400 ca mắc mới, mức tăng cao nhất trong ngày kể từ đầu dịch và 184 ca tử vong. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới và số ca tử vong tại Thái Lan đang tăng cao, Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Ngày 13/8, Cuba đã công bố các dữ liệu sơ bộ về mức độ hiệu quả của vắc xin Abdala và Soberana 2. Trong tổng số 2,5 triệu người đã được tiêm, có 21.000 người bị nhiễm (chiếm 0,8%); có 99 người tử vong (chiếm 0,003%), nếu tính theo số ca tử vong trên số ca nhiễm, tỉ lệ này là 0,47%
Tại Việt Nam, đến nay ghi nhận 265.464 ca mắc, trong đó 263.033 ca ghi nhận trong nước, 96.985 người khỏi bệnh và 5.437 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ghi nhận 262.612 ca, trong đó có 261.463 ca trong nước (99,5%), 94.168 người đã khỏi bệnh (36%), 5.402 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 có 62 tỉnh ghi nhận trường hợp mắc, có 01 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc là tỉnh Cao Bằng.
Từ 17h00 ngày 13/8 đến 17h00 ngày 14/8/2021, ghi nhận 9.716 ca mắc mới trong đó có 9.710 ca trong nước, hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly và trong khu vực phong tỏa tại Hồ Chí Minh: 4.231, Bình Dương: 2.029, Đồng Nai: 1.023, Long An: 653, Tiền Giang: 461, Khánh Hòa: 164, Cần Thơ: 164, Đồng Tháp: 118, Tây Ninh: 97, Đà Nẵng: 87, Bà Rịa-Vũng Tàu: 77, Gia Lai: 70, Thừa Thiên Huế: 57, Vĩnh Long: 57, Hà Nội: 40, Phú Yên: 40, Bến Tre: 40, Bình Thuận: 36, Quảng Ngãi: 35, An Giang: 33, Kiên Giang: 32, Đắc Lắc: 26, Bình Định: 23, Ninh Thuận: 22, Sơn La: 17, Trà Vinh: 16, Lâm Đồng: 14, Nghệ An: 12, Nam Định: 8, Bình Phước: 5, Quảng Trị: 4, Bạc Liêu: 3, Thanh Hóa: 3, Hải Dương: 3, Lạng Sơn: 2, Thái Bình: 2, Lào Cai: 2, Cà Mau: 2, Quảng Bình: 1, Bắc Ninh: 1 và 6 ca nhập cảnh ghi nhận tại Bà Rịa-Vũng Tàu (2), Đồng Tháp (2), An Giang (2).
Có 62 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc, trong đó:
- 5 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình.
- 7 địa phương không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.
- 50 địa phương chưa qua 14 ngày với tổng số 255.244 ca mắc, trong đó 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước và trong khu vực đã được phong tỏa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
- Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực; áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19.
- Các địa phương tăng cường phòng chống dịch tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế. Trong đó các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh. Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố căn cứ hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả.
- Tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch nhanh nhất, sớm nhất tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và một số địa phương đang có dịch trên cả nước. Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch COVID - 19 tại TP. Hồ Chí Minh do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt tiếp tục điều phối, phối hợp, hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Tiếp tục đôn đốc, thúc đẩy tiến độ cung cấp vắc xin; tăng cường hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin trong nước. Tăng cường truyền thông về tập trung thực hiện 5K + vắc xin. Xây dựng nội dung truyền thông trong Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng