Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 19/4/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
18/04/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 504,8 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang tiếp tục cố gắng để xác định chính xác số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu. Theo báo New York Times, các chuyên gia đã tham gia các nỗ lực WHO cho rằng con số tử vong thực tế do COVID-19 đến cuối năm 2021 có thể lên đến 15 triệu ca, tức là hơn gấp đôi con số khoảng hơn 6 triệu ca được báo cáo chính thức. Trong đó, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Ấn Độ có thể ở mức ít nhất 4 triệu ca – mức cao nhất thế giới. Để đưa ra con số trên, WHO đã sử dụng các dữ liệu các quốc gia cung cấp về số ca tử vong vì COVID-19, kết hợp với những thông tin mới từ các khu vực và các khảo sát từ các hộ gia đình. WHO cũng sử dụng các mô hình thống kê để tìm ra số ca tử vong chưa được ghi nhận. Các ca tử vong mà nguyên nhân trực tiếp không phải là COVID-19 cũng được tính vào số liệu trên, trong đó có các ca tử vong vì không tiếp cận được dịch vụ chăm sóc y tế bị gián đoạn trong đại dịch.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 18/4/2022, cả nước ghi nhận 10.475.819 ca mắc, trong đó 10.469.641 ca trong nước. Đến nay đã có 8.941.064 người khỏi bệnh, 42.944 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.472.967 ca, trong đó có 10.468.071 ca trong nước, 8.938.247 người đã khỏi bệnh (85,3%), 42.909 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Tình hình dịch trong ngày
- Ghi nhận 12.012 ca dương tính, trong đó có 12.011 ca ghi nhận trong nước tại 61 tỉnh thành phố: Hà Nội (1.109), Yên Bái (715), Phú Thọ (700), Nghệ An (638), Vĩnh Phúc (616), Quảng Ninh (589), Thái Nguyên (513), Tuyên Quang (511), Lào Cai (388), Hồ Chí Minh (337), Bắc Kạn (332), Thái Bình (327), Đắk Lắk (323), Gia Lai (285), Hải Dương (274), Quảng Bình (240), Hưng Yên (239), Bắc Giang (239), Cao Bằng (202), Nam Định (199), Quảng Nam (197), Hà Giang (193), Hà Tĩnh (191), Bà Rịa - Vũng Tàu (190), Quảng Trị (170), Sơn La (149), Lạng Sơn (148), Lâm Đồng (141), Hòa Bình (141), Bình Dương (135), Bắc Ninh (130), Đà Nẵng (122), Đắk Nông (114), Bình Định (100), Quảng Ngãi (99), Hà Nam (98), Thanh Hóa (85), Lai Châu (85), Cà Mau (85), Ninh Bình (84), Tây Ninh (80), Vĩnh Long (70), Điện Biên (63), Phú Yên (56), Long An (49), Thừa Thiên Huế (49), An Giang (31), Bến Tre (30), Khánh Hòa (28), Bình Thuận (23), Bình Phước (21), Kon Tum (20), Kiên Giang (15), Bạc Liêu (13), Trà Vinh (11), Tiền Giang (5), Hậu Giang (4), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (2), Ninh Thuận (2) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Nghệ An (1).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 8.938.247 người đã khỏi bệnh (85,3%), tăng 4.218 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.491.811 trường hợp, trong đó có 1.008 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 726 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 123; (3) Thở máy không xâm lấn: 32; (4) Thở máy xâm lấn: 124 (5) Thở ECMO: 3.
- Trong ngày 17/4, ghi nhận 10 trường hợp tử vong.
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 17/4/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.155.503 mẫu cho 89.451.628 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.415.806 mẫu tương đương 85.703.689 lượt người, tăng 14.680 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.057.659 mẫu gộp cho 49.875.498 lượt người.
tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 18/4/2022, đã tiếp nhận 233,8 triệu liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 17/4/2022: Cả nước đã tiêm 209.618.612 liều (trong ngày tiêm được 147.729 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,8% số vắc xin phân bổ 142 đợt.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.348.404 liều:
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.250.529 liều:
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 19.679 liều (tất cả đều là mũi 1): Có 04/63 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm chủng cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Cao Bằng, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh.
Hoạt động trọng tâm trong thời gian tới
Tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến dịch COVID-19 trong nước và trên thế giới, bám sát khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học; kịp thời phát hiện, cảnh báo, ứng phó với các diễn biến chưa dự báo được, như vi rút SARS-CoV-2 có thể thích ứng với vắc xin hoặc có thể xuất hiện các biến thể mới làm cho dịch bệnh có thể phức tạp, khó lường hơn.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai nhất quán, đồng bộ và hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/03/2022 của Chính phủ với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, giải pháp, chuẩn bị nguồn lực thực hiện chương trình phòng chống dịch COVID-19.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng