​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 25/3/2022

25/03/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 478,3 triệu ca, trong đó trên 6,1 triệu ca tử vong.

Các chuyên gia y tế đều cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua không khí. Tuy nhiên, đã có những lo ngại, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch, về nguy cơ virus lây lan khi con người chạm vào các bề mặt chứa virus. Hai nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên bề mặt và trên da người so với các biến thể khác.

Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu da người cũng như thử nghiệm bề mặt khác là nhựa. Trên bề mặt nhựa, chủng virus ban đầu của SARS-CoV-2 được phát hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) tồn tại 56 giờ. Các biến thể sau đó của virus gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta lần lượt tồn tại trong khoảng 191, 157, 59 và 114 giờ, còn biến thể Omicron là 193,5 giờ. Trên da người, chủng virus ban đầu tồn tại 8,6 giờ, trong khi các biến thể trên tồn tại từ 11-19,6 giờ và Omicron là 21,1 giờ.

Trong nghiên cứu thứ hai, các tác giả so sánh thời gian chủng virus gốc của SARS-CoV-2 và biến thể Omicron trên các bề mặt nhẵn với bề mặt có lỗ rỗng, như thép không gỉ, tấm nhựa polypropylene (PP), thủy tinh, giấy ăn và giấy in. Nghiên cứu này không thí nghiệm với các biến thể khác như Delta. Kết quả là nhìn chung, Omicron tồn tại lâu hơn so với chủng virus gốc trên tất cả các bề mặt này (7 ngày so với 2-4 ngày). Đối với các bề mặt có lỗ rỗng, chủng virus ban đầu không thể tồn tại trên giấy ăn sau 30 phút. Lượng virus được phát hiện sau 5 phút trên giấy in giảm 99,68% và biến mất sau 15 phút. Tuy nhiên, biến thể Omicron vẫn có thể được phát hiện trên giấy ăn và trên giấy in sau 30 phút.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 25/3/2022, cả nước ghi nhận 8.761.252 ca mắc, trong đó 8.755.113 ca trong nước. Đến nay đã có 5.001.564 người khỏi bệnh, 42.145 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 8.758.400 ca, trong đó có 8.753.543 ca trong nước, 4.998.747 người đã khỏi bệnh (57%), 42.110 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.

Số ca mắc mới trong ngày    

- Ghi nhận 108.979 ca mắc mới, trong đó 108.957 ca ghi nhận trong nước (giảm 11.035 ca so với ngày hôm qua) tại 62 tỉnh, thành phố.

+ Các địa phương ghi nhận trong ngày: Hà Nội (10.803), Phú Thọ (4.555), Nghệ An (4.023), Yên Bái (3.997), Đắk Lắk (3.925), Bắc Giang (3.720), Lào Cai (3.690), Vĩnh Phúc (3.136), Thái Bình (2.915), Thái Nguyên (2.910), Quảng Bình (2.877), Bắc Ninh (2.806), Lạng Sơn (2.802), Hà Giang (2.795), Hải Dương (2.773), Quảng Ninh (2.654), Sơn La (2.642), Cà Mau (2.394), Bắc Kạn (2.314), Tuyên Quang (2.280), Bình Định (2.237), Bình Dương (1.999), Cao Bằng (1.971), Hòa Bình (1.970), Lâm Đồng (1.920), Hưng Yên (1.900), Vĩnh Long (1.726), Điện Biên (1.648), Lai Châu (1.615), Quảng Trị (1.604), Hà Nam (1.557), Tây Ninh (1.507), Bến Tre (1.433), Ninh Bình (1.314), Bình Phước (1.144), Hồ Chí Minh (1.139), Đắk Nông (1.128), Nam Định (1.040), Kon Tum (970), Phú Yên (884), Hà Tĩnh (849), Thanh Hóa (803), Trà Vinh (733), Bà Rịa - Vũng Tàu (698), Đà Nẵng (671), Thừa Thiên Huế (668), Quảng Ngãi (668), Khánh Hòa (657), Hải Phòng (612), Bình Thuận (464), Quảng Nam (341), Bạc Liêu (192), Kiên Giang (167), Long An (147), An Giang (132), Cần Thơ (117), Đồng Nai (99), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (54), Ninh Thuận (35), Tiền Giang (32), Hậu Giang (31).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 4.998.747 người đã khỏi bệnh (57%), tăng 175.540 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 3.717.543 trường hợp, trong đó có 3.889 trường hợp nặng đang điều trị.

- Trong ngày 24/3, ghi nhận 70 trường hợp tử vong.

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 24/3/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 43.471.410 mẫu cho 86.796.553 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 37.738.246 mẫu tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 140.908 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 6.975.092 mẫu gộp cho 49.331.174 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Tổng số vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận đến ngày 25/3/2022 là 227,8 triệu liều.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 24/3/2022: Cả nước đã tiêm 204.566.009 liều (trong ngày tiêm được 343.189 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,7% số vắc xin phân bổ 135 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.439.234 liều:

+ Mũi 1: 71.196.843 liều

+ Mũi 2: 69.450.771 liều ; Mũi bổ sung: 14.789.217 liều.

+ Mũi 3: 32.002.403 liều

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.126.775 liều:

+ Mũi 1: 8.777.395 liều

+ Mũi 2: 8.349.380 liều.

Nhận định

Số ca mắc cộng đồng trung bình 92.000 ca/ngày và tử vong trung bình 66 ca/ngày trong tuần qua. Các trường học đã từng bước mở cửa trở lại và mở cửa du lịch từ 15/3/2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến thể Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài biến thể Omicron, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

- Tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan triển khai cấp hộ chiếu vắc xin điện tử trên toàn quốc.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke