​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 29/3/2022

29/03/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 483,8 triệu ca, trong đó trên 6,1 triệu ca tử vong.

Dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 hiện là nguyên nhân chính gây ra các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và châu Á, làm gia tăng lo ngại về khả năng bùng phát một đợt dịch mới tại Mỹ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BA.2 hiện gây ra 86% tổng số ca mắc COVID-19 đã được giải trình tự gene virus gây bệnh. BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn nhiều so với "các anh em ruột" của mình là BA.1 và BA.1.1. Tuy nhiên, cho đến nay các bằng chứng cho thấy biến thể này có thể không gây bệnh nặng. Cũng như với các dòng phụ khác thuộc họ Omicron, các vaccine ít hiệu quả đối với BA.2 hơn so với các biến thể trước đó như Alpha hoặc chủng gốc SARS-CoV-2, và khả năng bảo vệ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA), mức độ bảo vệ của vaccine sẽ được khôi phục sau khi tiêm mũi tăng cường, đặc biệt trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Giải thích về sự gia tăng số ca nhiễm BA.2 gần đây, các nhà khoa học cho rằng tình trạng này liên quan đến việc lơ là các biện pháp phòng dịch cơ bản.

 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi và đánh giá về tình trạng hiếm gặp bị mất thính giác và mắc các vấn đề về thính giác khác sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo WHO, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và các công ty sản xuất vaccine, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy vaccine gây ra các vấn đề về thính giác. Trong khi đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 đã đánh giá các trường hợp có vấn đề thính giác sau khi tiêm vaccine COVID-19 là không phổ biến. Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng trước cũng cho thấy có rất ít trường hợp mắc các vấn đề về thính giác sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 29/3/2022, cả nước ghi nhận 9.386.489 ca mắc, trong đó 9.380.343 ca trong nước. Đến nay đã có 7.153.846 người khỏi bệnh, 42.358 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 9.383.637 ca, trong đó có 9.378.773 ca trong nước, 7.151.029 người đã khỏi bệnh (76,2%), 42.323 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.

Số ca mắc mới trong ngày    

- Ghi nhận  88.376 ca mắc mới trong nước (giảm 8.543 ca so với ngày hôm qua) tại 62 tỉnh thành phố: Hà Nội (8.993), Phú Thọ (4.302), Bắc Giang (4.047), Nghệ An (3.817), Yên Bái (3.232), Lào Cai (2.958), Đắk Lắk (2.714), Vĩnh Phúc (2.710), Quảng Ninh (2.598), Hà Giang (2.391), Quảng Bình (2.217), Thái Bình (2.176), Sơn La (2.053), Bắc Kạn (2.009), Hải Dương (1.986), Lạng Sơn (1.979), Cà Mau (1.977), Cao Bằng (1.937), Tuyên Quang (1.854), Hưng Yên (1.769), Lâm Đồng (1.614), Tây Ninh (1.572), Thái Nguyên (1.502), Hòa Bình (1.470), Bắc Ninh (1.456), Quảng Trị (1.437), Lai Châu (1.424), Hà Nam (1.312), Bình Định (1.290), Điện Biên (1.240), Vĩnh Long (1.165), Bình Dương (1.021), Đắk Nông (1.019), Quảng Ngãi (901), Bến Tre (899), Hà Tĩnh (826), Ninh Bình (823), Nam Định (812), Bà Rịa - Vũng Tàu (801), Đà Nẵng (752), Trà Vinh (738), Hồ Chí Minh (734), Thừa Thiên Huế (678), Bình Phước (657), Phú Yên (625), Khánh Hòa (625), Thanh Hóa (561), Hải Phòng (522), Bình Thuận (485), Kon Tum (358), Quảng Nam (284), Bạc Liêu (202), An Giang (174), Kiên Giang (155), Long An (148), Đồng Tháp (90), Tiền Giang (81), Cần Thơ (61), Sóc Trăng (47), Ninh Thuận (45), Đồng Nai (31), Hậu Giang (20).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 7.151.029 người đã khỏi bệnh (76,2%), tăng 1.679.138 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 2.190.285 trường hợp, trong đó có 3.639 trường hợp nặng đang điều trị.

- Trong ngày 28/3, ghi nhận 52 trường hợp tử vong.

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 28/3/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 43.939.156 mẫu cho 87.875.111 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.205.992 mẫu tương đương 84.127.172 lượt người, tăng 94.914 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 6.987.657 mẫu gộp cho 49.438.793 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Tổng số vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận đến ngày 29/3/2022 là 227,8 triệu liều.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 28/3/2022: Cả nước đã tiêm 205.495.812 liều (trong ngày tiêm được 297.709 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 100,1% số vắc xin phân bổ 135 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên 188.337.240 liều:

+ Mũi 1: 71.212.570 liều

+ Mũi 2: 69.509.689 liều; Mũi bổ sung: 14.860.258 liều.

+ Mũi 3: 32.748.305 liều

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.158.572 liều:

+ Mũi 1: 8.792.488 liều

+ Mũi 2: 8.366.084 liều.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

 (1) Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vắc xin phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung, từng bước nghiên cứu cơ chế tiêm vắc xin dịch vụ sau khi tiêm đủ 3 mũi

(2) Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng vi rút, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà”.

(3) Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu. Phân bổ đủ thuốc kháng vi rút để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19. Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên…để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.

(4) Tăng cường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các khu công nghiệp, trường học; kiểm tra phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe...

(5) Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị khẩn trương nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị COVID-19; thúc đẩy thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke