BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 20/8/2020)
Tính đến 16h30 ngày 20/8/2020, thế giới có trên 273.944 trường hợp bệnh mới và trên 6.563 trường hợp tử vong, chủ yếu vẫn tập trung ở ba quốc gia Mỹ, Brazil và Ấn Độ. Hiện đã ghi nhận 22.599.072 trường hợp mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận số mắc và tử vong cao nhất trên toàn thế giới (5.701.162 trường hợp mắc, 176.342 tử vong); tiếp đó là Brazil 3.460.413 trường hợp) và Ấn Độ (2.841.337 trường hợp); 25 quốc gia có số mắc trong khoảng 100.000 – 1.000.000 trường hợp; 187 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 100.000 trường hợp.
- Tổng số bệnh nhân Covid-19 phục hồi là 15.316.711, trong khi vẫn còn 6.491.050 bệnh nhân vẫn đang được điều trị, với 61.730 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.
- Thế giới đã ghi nhận 791.311 trường hợp tử vong, cao nhất tại Mỹ với 176.342 trường hợp, Brazil đứng thứ 2 với 111.189 trường hợp. 12 quốc gia khác có số tử vong trong khoảng 10.000 - 100.000 trường hợp (Mexico, Anh, Ấn Độ, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Peru, Iran, Nga, Colombia, Nam Phi, Chile).
Diễn biến dịch và biện pháp đáp ứng tại một số quốc gia
- Các nước Châu Mỹ: châu Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trong đó Bắc Mỹ có trên 6,7 triệu ca bệnh và Nam Mỹ có trên 5,5 triệu trường hợp.
+ Mỹ hiện là tâm điểm của đại dịch Covid-19 chiếm hơn 1/4 trong tổng số người mắc Covid-19 toàn cầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dự đoán số người chết vì đại dịch tại nước này có thể lần gần 189.000 người vào ngày 5/9 tới.
+ Brazil đã vượt 3,4 triệu trường hợp mắc và hơn 110 nghìn trường hợp tử vong; là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai từ đại dịch COVID-19, sau Mỹ. Bộ Y tế Brazil đánh giá tình hình dịch bệnh có dấu hiệu cải thiện khi các báo cáo đều chỉ ra tỷ lệ lây nhiễm đang hướng tới mức an toàn và tổng số ca mắc và tử vong hằng tuần cũng giảm dần.
- Các nước châu Âu tái áp đặt biện pháp hạn chế theo khu vực, phong tỏa một phần, bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thực hiện giãn cách xã hội; chính phủ các nước về cơ bản sẵn sàng ứng phó với kịch bản dịch bùng phát mạnh trở lại khi số trường hợp mắc Covid-19 tại đây vượt 3,2 triệu người.
+ Pháp đã áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và ở các phòng kín như cửa hiệu và văn phòng của chính phủ. Tại Pháp tốc độ lây nhiễm đang nhanh dần lên với mọi nhóm tuổi, đặc biệt là những người trẻ.
+ Cộng hòa Tây Ban Nha cũng áp dụng lại quy định đeo khẩu trang bắt buộ, các dữ liệu tổng hợp cho thấy Tây Ban Nha vẫn là quốc gia có tổng số ca mắc bệnh cao và tỷ lệ số ca bệnh tính trên 100.000 dân trong 14 ngày qua cao nhất châu lục.
- Châu Phi: đã có trên 1,1 triệu trường hợp COVID-19, trong đó có gần 26.000 trường hợp tử vong. Tổng thống Nam Phi ngày 15-8 cho biết tất cả các dấu hiệu đều cho thấy quốc gia châu Phi này đã đạt đỉnh dịch COVID-19. Vì thế, ông tuyên bố lập tức xóa bỏ phong tỏa đối với Nam Phi.
- Châu Đại Dương:
+ Tại tâm dịch bang Victoria với biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng từ 2 tuần trước tại vùng đô thị Melbourne đang giúp kiềm chế hiệu quả tốc độ lây lan dịch bệnh và tránh nguy cơ dịch lan rộng ra các bang khác.
+ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 17/8 đã tuyên bố hoãn cuộc tổng tuyển cử ở nước này sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại nước này sau 102 ngày không phát sinh ca mắc mới.
- Tại Châu Á và Đông Nam Á:
+ Ấn Độ với tổng số ca mắc đứng đầu Châu Á cho dù đã tái áp đặt lệnh phong tỏa, với tốc độ lây nhiễm cao nhất trên thế giới. Chính phủ nước này cũng đã tập trung đẩy mạnh xét nghiệm để phát hiện sớm các ca bệnh, đặc biệt là những ca không triệu chứng.
+ Tổng số ca mắc COVID-19 của Philippines vượt gần 170.000, trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Á. Ngày 18/8, là ngày thứ 7 liên tiếp, nước này có trên 3.000 bệnh nhân nhiễm mới trong một ngày Chính quyền Philippines đã quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa ở khu vực trong và xung quanh thủ đô Manila.
+ Hiện cả Malaysia và Singapore đều đã tuyên bố khống chế dịch bệnh COVID-19. Ngày 17/8, Malaysia và Singapore đã lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020 mở lại biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, số lượng người thông quan tối đa hai chiều mỗi ngày là 2.060 người.
+ Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực ghi nhận hơn 143.000 ca nhiễm. Thủ đô Jakarta kéo dài hạn chế xã hội đến 27/8.
+ Hàn Quốc đã tái triển khai giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại thủ đô Seoul trong khi đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp số ca nhiễm mới COVID-19 tăng ở mức 3 con số. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định khởi động nhóm đối phó khẩn cấp liên ngành ở các địa phương này kể từ ngày 17/8.
- Về nghiên cứu và sản xuất vắc xin:
+ Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho vaccine COVID-19 đầu tiên. Đây là mẫu vaccine Ad5-nCoV, được công ty dược phẩm CanSino phối hợp với một nhóm chuyên gia bệnh truyền nhiễm của quân đội Trung Quốc nghiên cứu, phát triển.
+Hôm 11-8, Tổng thống Vladimir Putin thông báo Nga đã đăng ký loại vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới có tên Sputnik V. Giá xuất khẩu vắcxin ngừa COVID-19 ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Nga hôm nay bắt đầu khởi động quá trình sản xuất vaccine Covid-19 do Viện Gamaleya phát triển. Đã có 20 quốc gia đã đặt hàng trước 1 tỷ liều Sputnik V và nước này có thể sản xuất 500 triệu liều/năm tại 5 quốc gia đã đồng ý hợp tác.
+ Ngày 17/8, Philippines bắt đầu thử nghiệm Avigan - một loại thuốc điều trị cúm của Nhật Bản để đánh giá hiệu quả của loại thuốc này trong điều trị bệnh COVID-19.
+ Nam Phi bắt đầu bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 NVX-CoV2373 do công ty công nghệ sinh học của Mỹ Novavax sản xuất.
+ Hàn Quốc thông báo đã phê duyệt tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 ở người đối với thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do công ty dược phẩm Green Cross Pharma của nước này bào chế.
Trong ngày 20/08/2020, ghi nhận 14 trường hợp mới, Thông tin về 14 ca mắc mới (BN994 - 1.007), trong đó 12 ca trong nước (tại Đà Nẵng: 11, tại Quảng Nam: 01) và 02 ca nhập cảnh, cách ly ngay tại Khánh Hòa: 01 và TP. HCM: 01. Cụ thể:
- BN 994 - 998 và BN 1001 - 1006 tại Đà Nẵng: độ tuổi từ 24-65, gồm: 6 người chăm sóc (5 tại BV Đà Nẵng, 1 tại BV Ung bướu Đà Nẵng); 3 F1 của các BN trước đó; 1 NVYT và 1 BN tại BV Đà Nẵng.
- BN 999 tại Quảng Nam: BN nam, 26 tuổi, có địa chỉ tại Duy Thành, Duy Xuyên, Quảng Nam, là F1 (chồng) BV 775 và (ah vợ) BN 671 điều trị tại khoa Ngoại - TK, BV Đà Nẵng. Hiện BN cách ly, điều trị tại BV ĐK khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.
- BN 1000 tại Khánh Hòa: BN nam, 33 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Philippines. Ngày 14/8, BN từ Hàn Quốc về SB Cam Ranh trên chuyến bay OZ773, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Khánh Hoà, được lấy mẫu XN gửi Viện Pasteur Nha Trang có KQ (+). Hiện BN cách ly, điều trị tại BV BNĐ Khánh Hòa.
- BN1001 - 1006, tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 15- 90 tuổi từ 24-65 tuổi (1 ca là F1 của bệnh nhân 953, : 1 ca là bệnh nhân F1 ca bệnh 702, 1 ca là nhân viên y tế và 03 ca là người nhà BN tại BV Đà Nẵng)
- BN 1007 tại thành phố Hồ Chí Minh (bệnh nhân nam, 27t, ở TP.HCM. Ngày 29/7, bệnh nhân từ Guinea Xích Đạo về SB Nội Bài trên chuyến bay VN6, được cách ly ngay, sau điều trị khỏi ngày 14/7 về TPHCM cách ly tại nhà, được lấy mẫu XN, KQ ngày 19/8 BN (+) (đã có 24 ca (+).
- Bệnh nhân ở Phú Thọ đến khám và được điều trị tại Bệnh viện E Hà Nội từ ngày 12/8/2020, Ngày 18/8 bệnh nhân được Bệnh viên E lấy mẫu xét nghiệm chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ xét nghiệm có kết quả dương tính. Bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và đã được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Cùng đó, CDC Hà nội cũng lấy 83 mẫu bệnh phẩm của những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân này đều cho kết quả âm tính. Tới sáng ngày 20/8, Bệnh viện Nhiệt đới TƯ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lại lần 2 để khẳng định, đồng thời chuyển mẫu bệnh phẩm đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xét nghiệm lại lần 2. Tất cả các lần xét nghiệm này của 2 đơn vị đều cho kết quả của ÂM TÍNH với SARS-COV-2. Bệnh nhân đã được rút khỏi danh sách bệnh nhân bị nhiễm SARSCoV-2.
- Đến nay, Việt Nam ghi nhận 631 trường hợp mắc COVID-19 trong nước, trong đó có 26 trường hợp tử vong. Ngoài ra, ghi nhận 376 trường hợp mắc nhập cảnh từ nước ngoài.
- Từ ngày 23/7/2020 đến nay cả nước ghi nhận 522 trường hợp lây nhiễm trong nước tại 15 tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng (364), Quảng Nam (96), TP. Hồ Chí Minh (08), Hà Nội (11), Quảng Trị (07), Bắc Giang (06), Quảng Ngãi (05), Lạng Sơn (04), Đắk Lắk (03), Đồng Nai (02), Thái Bình (01), Hà Nam (01), Thanh Hóa (01), Hải Dương (12) và Khánh Hòa (01). Phát hiện 66 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài.
- Đã ghi nhận 26 trường hợp tử vong, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, trong đó Đà Nẵng có 22 trường hợp, Quảng Nam có 03 trường hợp, và Quảng Trị có 01 trường hợp.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
- Tổ chức Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Sở Y tế Bắc Ninh.
- Ban hành Công văn chỉ đạo Bệnh viện E báo cáo quá trình tiếp nhận điều trị ca bệnh nghi nhiễm Covid 19.
- Tổ chức Đoàn kiểm tra chỉ đạo trực tiếp tại Bệnh viện E để rà soát, phân luồng, cách ly bệnh viện.
- Ban hành Công văn số 4433/BYT-KCB ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Bộ Y tế gửi các Sở Y tế, Bệnh viện trực thuộc Bộ chỉ đạo tăng cường năng lực xét nghiệm Realtime RT-PCR phát hiện SARS-CoV-2 tại các bệnh viện.
- Tổ chức tư vấn trực tuyến tại Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 về sàng lọc, phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn và chăm sóc người bệnh cho các cơ sở y tế của Đà Nẵng.
- Từ ngày 23/7 - 13h00 ngày 20/8: thực hiện 421.444 xét nghiệm trong tổng số 843.688 xét nghiệm Realtime RT-PCR từ đầu dịch (50%); Từ ngày 23/7 - 13h00 ngày 20/8, tại TP. Đà Nẵng đã thực hiện 99.538 xét nghiệm (19/8 xét nghiệm 1.850 mẫu); Hà Nội đã thực hiện 34.871 xét nghiệm (20/8 xét nghiệm 4.747 mẫu); TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện 89.342 xét nghiệm (20/8 xét nghiệm 10.036 mẫu).
- Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện truy vết các người đi/đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao. Họp với các Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ, Tư pháp và các cơ quan liên quan để triển khai, ứng dụng diện rộng, bắt buộc sử dụng ứng dụng Buezone.
- Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, chuyên gia đánh giá, nhận định tình hình dịch, báo cáo, đề xuất các giải pháp đáp ứng phù hợp với Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.
Cục Y tế dự phòng tiếp tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, đăng trên website Bộ Y tế (moh.gov.vn) và Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn).
Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam