Thế giới hiện ghi nhận 57.968.591 ca và 1.378.809 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 40.156.708 và còn 16.433.074 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 102.264 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 khi số ca nhiễm ghi nhận ở mức 12.277.024 trường hợp và 260.312 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 9.050.613 ca nhiễm (132.764 trường hợp tử vong). Quốc gia đứng thứ ba thế giới về số trường hợp mắc là Brazil với 6.020.164 ca nhiễm (168.662 trường hợp tử vong).
Thế giới hiện ghi nhận 57.968.591 ca và 1.378.809 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 40.156.708 và còn 16.433.074 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 102.264 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 khi số ca nhiễm ghi nhận ở mức 12.277.024 trường hợp và 260.312 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 9.050.613 ca nhiễm (132.764 trường hợp tử vong). Quốc gia đứng thứ ba thế giới về số trường hợp mắc là Brazil với 6.020.164 ca nhiễm (168.662 trường hợp tử vong).
Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (hơn 15,5 triệu ca), trong đó Ấn Độ đứng đầu. Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là Bắc Mỹ với 14.361.980 ca và Nam Mỹ với 10.623.415 ca. Châu Phi (hơn 2 triệu ca) và Châu Đại Dương (hơn 43.400 ca) là hai khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Hiện dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Châu Âu, trong đó các nước như Nga, Pháp, Đức và Anh đều ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới.
Khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Iran với 828.377 trường hợp mắc (43.896 trường hợp tử vong) đã ra thông báo sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn nhất để ngăn ngừa dịch COVID-19, tiếp theo là Iraq ghi nhận 531.769 trường hợp mắc với 11.883 trường hợp tử vong.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 493.308 trường hợp mắc (15.774 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Philippines với tổng số 416.852 ca nhiễm (8.080 trường hợp tử vong). Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 28 ca tử vong và 58.148 trường hợp nhiễm.
Ngày 21/11/2020 là ngày thứ 80 liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Trong ngày, Việt Nam ghi nhận 01 ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: nam, 38 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 19/11/2020, từ Đức nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5036, được cách ly tại tỉnh Quảng Ninh ngay sau khi nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm ngày 20/11/2020 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.306 trường hợp mắc COVID-19 (trong đó có 649 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước), 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; khuyến cáo mạnh mẽ việc cài đặt ứng dụng Bluezone phục vụ truy vết nhanh; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
- Tiếp tục phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.
- Tiếp tục triển khai “Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19” (www.antoaNhập cảnhovid.vn) nhằm kiểm soát dịch bệnh trên quy mô toàn quốc, trước mắt, bản đồ triển khai trong hệ thống các cơ sở y tế và giáo dục sử dụng ứng dụng, cập nhập các công việc đảm bảo môi trường an toàn phòng, chống COVID-19.
- Phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt chú trọng quản lý các đối tượng chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc, các đối tượng nhập cảnh trái phép; đồng thời tiếp tục tổ chức nghiêm việc tổ chức thực hiện cách ly theo hướng dẫn của ngành y tế; rà soát, kiểm tra toàn bộ quy trình thực hiện cách ly không để xảy ra lây nhiễm trong các cơ sở cách ly tập trung.
Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam