Tin tức

Tin tức

​Bản tin dịch COVID-19 ngày 12/6/2020

12/06/2020 In bài viết

Bản tin dịch COVID-19 ngày 12/6/2020

Cả nước chỉ còn 6 ca dương tính 


 
Tính đến 9h ngày 12/6/2020:

* Thế giới: 7.583.745 người mắc; 423.082 người tử vong.

- 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 155/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.

* Việt Nam: 332 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 321

11 ca bệnh đang được điều trị.
 

1. Từ ngày 16/4 đến nay: Đã 57 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 9h ngày 12/6: Việt Nam có tổng cộng 192 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

2. Số ca bình phục trong ngày01

3. Số ca tử vong: 0

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: ca.

5. Số ca nặng: 01

6. Số người cách ly: 9.226

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 159

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.722

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 345

7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay192

8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng140, trong đó:

34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng;

- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng;

78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
 

9. Nhận xét

- Đến nay, đã sang ngày thứ 57 Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID -19 trong cộng đồng, đã có 321 người khỏi bệnh, tương ứng với 96,7% tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta. Như vậy, tính đến 9h sáng 12/6, Việt Nam chỉ còn điều trị 11 bệnh nhân mắc COVID -19, trong đó có 1 trường hợp nặng nhất là phi công người Anh cũng đã có sự phục hồi thần kỳ.

- Chính phủ chỉ đạo tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên các tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; thực hiện biện pháp cách ly phù hợp đối với người nhập cảnh, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

+ Tạo điều kiện và thực hiện một cách nhân văn việc nhập cảnh của các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao, công dân Việt Nam, nhưng phải bảo đảm không để nguồn bệnh xâm nhập, lây nhiễm vào Việt Nam. Thực hiện tốt việc bảo đảm an sinh xã hội, chú ý bảo đảm việc làm, hỗ trợ đối với người nghèo, không để bất cứ người dân nào bị đói, đứt bữa, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

+ Tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức là người Việt Nam, công dân Việt Nam  là học sinh, sinh viên, người già, người đi thăm thân, du lịch hết hạn, bị kẹt ở nước ngoài và các trường hợp đặc biệt khác… về nước. Tăng tần suất các chuyến bay thương mại để đưa công dân Việt Nam về nước phù hợp với tình hình cách ly trong nước.

+ Về các địa điểm mở lại chuyến bay, cân nhắc cụ thể, trước mắt lựa chọn một số địa điểm để mở sớm như Quảng Châu, Đài Loan, Seoul, Tokyo, Lào… trên cơ sở tình hình chung, có phương thức quản lý cụ thể song không nên mở ồ ạt. Các chuyến bay này cũng phải thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng...

- Về công tác y tế phục vụ cho Hội nghị cấp cao ASEAN 36 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào cuối tháng 6/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19, để bảo đảm an toàn phòng dịch cho hội nghị và cho cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế Đà Nãng xem xét phương án cách ly tổ bay; hoặc phải bố trí tầng riêng để cách ly; Phi công phải cách ly, 100% ăn uống tại chỗ, không cho đi ra ngoài cho đến khi kết thúc hội nghị. Tại các khách sạn có đại biểu dự các hội nghị sẽ bố 01 tổ y tế gồm 01 bác sĩ, 02 điều dưỡng, 01 lái xe với đầy đủ thuốc, trang thiết bị phục vụ 24/24h...

Về tình hình BN91:

Đến nay, BN91 đã trải qua 86 ngày điều trị (hiện là bệnh nhân COVID-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta), trong đó quá trình điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 18/3- 22/5; tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Chợ Rẫy từ chiều muộn ngày 22/5 đến nay. Bệnh nhân đã được ngưng ECMO từ sáng ngày 3/6, ngưng lọc máu từ ngày 27/5.

Sau một tuần cai ECMO, sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện tốt lên từng ngày. Về nhiễm trùng ở phổi do Burkholderia cenocepacia và Ralstonia Pickettii, mẫu cấy đàm gần nhất đã âm tính. Trong 2 ngày qua, bệnh nhân được tập bỏ máy thở ngắt quãng và thời gian bỏ máy thở đang tăng dần, bệnh nhân không còn sốt, thở chậm hơn với lượng oxy cung cấp chỉ 3 lít/phút.

Bệnh nhân hiện tại tỉnh táo hoàn toàn, có thể nhớ cả mật khẩu của điện thoại và iPad của mình; vận động hai chi trên dần hồi phục về mức bình thường, có thể cầm bút viết lên bảng và sử dụng được điện thoại, sức cơ hai chân cũng cải thiện 3/5 từ mức 1/5 của 1 tuần trước đó. Bệnh nhân cũng có thể ngồi được trên xe lăn với sự trợ giúp của nhân viên y tế để phơi nắng mỗi sáng.

Kế hoạch điều trị tiếp theo: ngưng kháng sinh khi đã đủ liều, tiếp tục tập bỏ máy thở, tiếp tục dinh dưỡng đầy đủ, tập vận động phục hồi chức năng tích cực, phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng mới và sau cùng là đánh giá việc rút cannule mở khí quản sau khi đã bỏ được máy thở để bệnh nhân có thể giao tiếp trở lại bằng lời nói.

Với sự tiến bộ hiện tại của bệnh nhân, có thể thời gian cần cho việc bỏ hoàn toàn được máy thở sẽ ngắn hơn như đã tiên lượng trước đó.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

 

Admin

Tin tức liên quan

Bản tin dịch COVID-19 ngày 11/6/2020: Chỉ còn 8 bệnh nhân dương tính với COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 11/6/2020: Chỉ còn 8 bệnh nhân dương tính với COVID-19

Xem chi tiết Next

Mỹ Latinh tiếp tục là điểm nóng Covid-19 của thế giới với hơn 70 nghìn ca tử vong

Mỹ Latinh tiếp tục là điểm nóng Covid-19 của thế giới với hơn 70 nghìn ca tử vong

Xem chi tiết Next

Bản tin dịch Covid-19 ngày 13/06/2020: Việt Nam có 334 ca

Bản tin dịch Covid-19 ngày 13/06/2020: Việt Nam có 334 ca

Xem chi tiết Next
Thong ke