Tin tức

Tin tức

​Bệnh bạch hầu hiếm gặp do làm tốt công tác tiêm chủng hàng năm

23/07/2015 In bài viết

Ngày 22-23/7, Viện Pasteur Nha Trang tổ chức đoàn công tác thứ 2 tại tỉnh Quảng Nam với nhằm: Kiểm tra các hoạt động đáp ứng, chống dịch bạch hầu tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam; Giám sát công tác triển khai tiêm vắc xin Bạch hầu - uốn ván (Td) phòng, chống dịch bạch hầu tại ổ dịch; Chỉ đạo tổ chức tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu tại thôn 8B và nâng cao tỉ lệ tiêm chủng các thôn còn lại của xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện đợt tiêm chủng thường xuyên từ ngày 25-27/7/2015, đoàn công tác Viện Pasteur Nha Trang đã phối hợp với Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam tổ chức thêm 3 đợt tiêm chủng tổ chức ở 5 địa điểm tại 5 thôn và 1 điểm cố định tại Sở Y tế xã Phước Lộc để đảm bảo tiêm vét cho người dân địa phương. Đợt 1 từ ngày 28-30/7/2015; Đợt 2 từ ngày 28-30/8/2015; Đợt 3 từ ngày 28-30/9/2015.
 
Bệnh bạch hầu ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam khiến dư luận quan tâm trong thời gian gần đây hoàn toàn có thể dự phòng được nếu  tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch.

Thời gian vừa qua, tại thôn 8A và 8B, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã có trường hợp bị nhiễm bệnh bạch hầu khiến người dân địa phương lo lắng. Ngay sau khi xuất hiện ổ dịch bạch hầu tại đây, ngày 16/7/2015, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, khẩn trương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch kịp thời, không để lan rộng trong cộng đồng. Sở Y tế Quảng Nam đã phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang để thực hiện việc tiêm vắc xin chống dịch tại khu vực xảy ra ổ dịch. Đến nay ổ dịch đã được khống chế, không xuất hiện bệnh nhân mới, các bệnh nhân mắc bệnh đã được điều trị khỏi.

Ngày 22-23/7, Viện Pasteur Nha Trang tổ chức đoàn công tác thứ 2 tại tỉnh Quảng Nam với nhằm: Kiểm tra các hoạt động đáp ứng, chống dịch bạch hầu tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam; Giám sát công tác triển khai tiêm vắc xin Bạch hầu - uốn ván (Td) phòng, chống dịch bạch hầu tại ổ dịch; Chỉ đạo tổ chức tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu tại thôn 8B và nâng cao tỉ lệ tiêm chủng các thôn còn lại của xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện đợt tiêm chủng thường xuyên từ ngày 25-27/7/2015, đoàn công tác Viện Pasteur Nha Trang đã phối hợp với Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam tổ chức thêm 3 đợt tiêm chủng tổ chức ở 5 địa điểm tại 5 thôn và 1 điểm cố định tại Sở Y tế xã Phước Lộc để đảm bảo tiêm vét cho người dân địa phương. Đợt 1 từ ngày 28-30/7/2015; Đợt 2 từ ngày 28-30/8/2015; Đợt 3 từ ngày 28-30/9/2015.

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do nội độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây nên, đặc trưng bệnh này tạo một lớp màng giả trong họng hầu. Giả mạc  bệnh bạch hầu thường khó bóc tách (khác các giả mạc thông thường do nấm hoặc nguyên nhân nào khác là dễ bóc tách). Việc kết luận bệnh nhân bạch hầu là khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn bạch hầu hoặc bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng điển hình trong trường hợp ổ dịch có bệnh nhân xét nghiệm dương tính. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi có thể gặp ở người trưởng thành nếu không có miễn dịch. Bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Mức độ lây lan sẽ nguy hiểm hơn tại khu vực đông dân cư hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.  

Trước đây, bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở Việt Nam. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nước ta đã khống chế được bệnh. Hiện nay căn bệnh này rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện trung bình 1-2 ca/năm tại một số vùng sâu, vùng xa, đặc biệt với những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam: “Những bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu ở hai thôn 8A và 8B của xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn đều là những người trước đây chưa tiêm phòng vắc xin. Mặc dù họ đã được cán bộ y tế vận động nhiều lần nhưng do quan niệm sai lầm và hủ tục lạc hậu nên không ai chịu chủng ngừa”.

Việc có người tử vong do bệnh bạch hầu ở Quảng Nam đã khiến dư luận lo lắng, khi có triệu chứng đau ở cổ họng, người dân nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh bạch hầu. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đã khẳng định đau, rát ở cổ họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như bị viêm amidan cấp, do vậy người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác khi có các triệu chứng nêu trên.
Để phòng bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch. Ngoài ra, cần thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ, che miệng khi ho, hắt hơi, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Xin ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng

Hiện nay, Bộ Y tế đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng, xin đăng tải toàn văn Dự thảo, kính đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến và xin gửi qua hòm thư điện tử: vanphongcucdp@gmail.com

Xem chi tiết Next

Tỷ lệ tiêm chủng sởi-rubella đạt trên 95%

Để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, nâng cao miễn dịch cộng đồng, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi và khống chế bệnh rubella tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong thời gian tới, được sự hỗ trợ của GAVI và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi-rubella miễn phí cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 trên toàn quốc từ cuối năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 . Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành y tế trong thời gian vừa qua.

Xem chi tiết Next
Thong ke