Tin tức

Tin tức

​Bệnh sốt vàng đang gia tăng tại Angola

18/05/2016 In bài viết

Bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A do vi rút sốt vàng lây truyền qua muỗi đốt với tỷ lệ tử vong có thể đến 50%. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng và đau cơ; khoảng 15% trường hợp mắc sốt vàng phát triển các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến chảy máu, sốc, tổn thương nội tạng và có thể tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, sử dụng vắc xin phòng bệnh sốt vàng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và cho miễn dịch phòng sốt vàng suốt đời.
 
Bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A do vi rút sốt vàng lây truyền qua muỗi đốt với tỷ lệ tử vong có thể đến 50%. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng và đau cơ; khoảng 15% trường hợp mắc sốt vàng phát triển các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến chảy máu, sốc, tổn thương nội tạng và có thể tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, sử dụng vắc xin phòng bệnh sốt vàng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và cho miễn dịch phòng sốt vàng suốt đời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt vàng hiện đang lưu hành tại hơn 40 quốc gia, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ, trong đó khoảng 90% trường hợp mắc được báo cáo tại sa mạc Shara. Mỗi năm trên thế giới ước tính từ 84.000-170.000 trường hợp mắc và 60.000 người tử vong do sốt vàng. Trong bốn tháng đầu năm 2016, dịch bệnh sốt vàng gia tăng tại một số nước khu vực châu Phi: Công gô với 453 trường hợp mắc, 45 trường hợp tử vong, Uganda ghi nhận 30 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong; đặc biệt hiện dịch bệnh sốt vàng đang xảy ra tại nước Cộng hoà Angola với ít nhất 2.149 trường hợp mắc với 277 tử vong, tập trung chủ yếu tại tỉnh Luanda. Tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh sốt vàng xâm nhập, tất cả đều là các lao động trở về từ Angola.

Tại Việt Nam không lưu hành bệnh sốt vàng, tuy nhiên, nước ta có giao lưu, thương mại, hợp tác lao động với Angola và nhiều quốc gia đang có dịch, do đó có thể ghi nhận các trường hợp mắc bệnh sốt vàng từ các nước đang có dịch trở vào nước ta. Để chủ động phòng chống, không để mắc bệnh sốt vàng khi đến các vùng có dịch, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người đi/đến vùng dịch thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Người đến quốc gia khu vực châu Phi và Mỹ La tinh chủ động đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng bệnh sốt vàng ít nhất 10 ngày trước khi đi/đến vùng có dịch;
2. Khi đến, ở trong vùng dịch tại các nước đang có dịch cần thực hiện các biện pháp phòng phòng muỗi đốt và diệt muỗi, bọ gậy theo hướng dẫn của nước sở tại;
3. Hành khách từ các nước đang có dịch về Việt Nam nên chủ động theo dõi sức khỏe ít nhất 7 ngày sau khi trở về; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.



DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA ĐANG LƯU HÀNH BỆNH SỐT VÀNG
                (Cập nhật đến ngày 17/5/2016)
 
TT Quốc gia
1   Angola
2 Argentina
3   Benin
4   Bolivia, Plurinational
5 Brazil
6 Burkina Faso
7 Burundi
8 Cameroon
9 Central African Republic
10 Chad
11 Colombia
12 Congo
13 Côte d’Ivoire
14 Congo
15 Ecuador
16 Equatorial Guinea
17 Ethiopia
18 French Guiana
19  Gabon
20  Gambia
21 Ghana
22  Guinea
23  Guinea-Bissau
24  Guyana
25 Kenya
26 Liberia
27  Mali
28  Mauritania
29  Niger
30  Nigeria
31 Panama
32 Paraguay
33 Peru
34 Senegal
35 Sierra Leone
36 Nam Sudan
37 Sudan
38 Suriname
39 Togo
40 Trinidad and Tobago
41 Uganda
42 Venezuela

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
 

Admin

Tin tức liên quan

​Bộ Y tế hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2016

Ngày 14/5, Dự án Tiêm chủng mở rộng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tổ chức Lễ mit tinh hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2016 tại Thanh Hóa. Trước đó, chiều 13/5, Hội thảo truyền thông hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng cũng đã được tổ chức tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa với sự quan tâm của đông đảo các phóng viên báo chí trung ương và địa phương.

Xem chi tiết Next

Tin lễ phát động ngày vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2016

Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ em, thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thể lực, trí tuệ và khả năng miễn dịch của trẻ. Thiếu vitamin A ảnh hưởng đến sự phát triển của đôi mắt, nếu thiếu nặng sẽ gây mù lòa; thiếu Sắt gây thiếu máu, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, giảm khả năng học tập và thiếu Iod gây đần độn và kém phát triển trí tuệ. Từ năm 1996, ngày 1 - 2 tháng 6 được chọn là “Ngày vi chất dinh dưỡng” với nhiều hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng.

Xem chi tiết Next
Thong ke