Tin tức

Tin tức

​Bộ trưởng Y tế yêu cầu toàn ngành y tập thể dục giữa giờ

16/05/2019 In bài viết

Thiếu vận động thể lực là 1 trong 4 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Việt Nam có khoảng 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực
Thiếu vận động thể lực là 1 trong 4 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Việt Nam có khoảng 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực
 
Ngày 14/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chỉ thị yêu cầu các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong toàn ngành phát động và triển khai tập thể dục cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, đơn vị, bao gồm tập trong lúc giải lao của các buổi họp, giao ban; tập lúc giải lao buổi sáng, buổi chiều trong giờ làm việc. Bài mẫu gợi ý tập thể dục giữa giờ (thời lượng 3 phút) đã được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo và đăng tải trên trang web của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế.
Ảnh: Vận động thể lực đầy đủ sẽ giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân

Vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực thực hiện vận động thể lực với các hình thức phù hợp như đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày hoặc luyện tập thể dục, thể thao và các hình thức vận động khác tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
 
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tăng cường vận động thể lực với các hình thức phù hợp cho sức khỏe.
 
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng và vận động thể lực cho người bệnh tại các cơ sở y tế và người dân tại cộng đồng, đặc biệt là đối với người có nguy cơ cao và người mắc các bệnh mạn tính.
 
Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia vận động thể lực tại cơ quan, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đồng thời động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân gương mẫu và tích cực tham gia thực hiện tại cơ quan, đơn vị và cộng đồng.
 
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu vận động thể lực là một trong 4 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Vận động thể lực đầy đủ sẽ giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân; giảm từ 20 - 40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ. Bên cạnh đó, vận động thể lực đầy đủ cũng giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng.
 
Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhanh gánh nặng bệnh không lây nhiễm, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và làm giảm tuổi thọ của người dân./.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế







 

Admin

Tin tức liên quan

Bộ Y tế- 9 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải giám sát cách ly

Theo thông tư mới, các cơ sở y tế phải tổ chức cách ly y tế đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B: bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, thủy đậu, quai bị.

Xem chi tiết Next

Triển khai các hoạt động Phòng chống bệnh không lây nhiễm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2019

Thực hiện Quyết định số 2627/QĐ-BYT ngày 21/6/2019 của Bộ Y tế về Phê duyệt kế hoạch hoạt động Dự án 1 - Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được phê duyệt tại Quyết định nêu trên, ngày 01/7/2019 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có Công văn số 596/DP-KLN gửi các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, Sở Y tế , Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan để triển khai hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2019.

Xem chi tiết Next

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường

Bệnh Tay - Chân - Miệng là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại 63 tỉnh, thành phố, xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9, 10, 11. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2019 đến nay, số mắc bệnh tay chân miệng tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018, ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Nam và một số tỉnh khu vực miền Trung như: Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Xem chi tiết Next
Thong ke