​Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

31/10/2017 In bài viết

Trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông - xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông - xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Ngày 26/10/2017 Bộ Y tế đã có Công văn số 6507/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ho gà, Sởi, Rubella:

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI, RUBELLA

Sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi, rubella và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ. 

Biểu hiện của bệnh: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,... dễ dẫn đến tử vong. 

Để chủ động phòng chống bệnh sởi, rubella, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Hãy đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi-Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày 

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.  Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. 

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày. 

5. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. 

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella. 

8. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

 

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH HO GÀ

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng.

Biểu hiện của bệnh: sốt, ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính. 

Hiện nay bệnh đã có vắc xin phòng bệnh. 

Để chủ động phòng chống bệnh Ho gà, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

2. Bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

3. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi.

4. Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

5.Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời và cách ly.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Công văn Bộ Y tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông-xuân

Trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông - xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như bệnh sởi, rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, các bệnh cúm gia cầm độc lực cao, cúm A(H7N9), (H5N1), tiêu chảy do vi rút Rota. Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông - xuân, Bộ Y tế kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:

Xem chi tiết Next

Phát hiện vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao có thể lây truyền và gây chết ở động vật

Trường hợp mắc cúm A(H7N9) được phát hiện đầu tiên ở người vào tháng 02/2013 tại Trung Quốc, kết quả theo dõi từ năm 2013 đến đầu năm 2017 đều chưa phát hiện các trường hợp vi rút cúm A(H7N9) gây bệnh và chết ở gia cầm (gia cầm nhiễm vi rút nhưng không có biểu hiện bệnh) cũng như các loài động vật khác, do đó được phân loại là chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực thấp.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão số 12

Thực hiện Công điện số 86/CĐ-TW ngày 03/11/2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban tìm kiếm cứu nạn và chỉ đạo của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với bão số 12, ngày 03/11/2017 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1379/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung sau để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão số 12:

Xem chi tiết Next
Thong ke