​Cách phòng chống bệnh Viêm gan A

05/09/2016 In bài viết

_

Viêm gan A là bệnh do vi rút viêm gan A gây nên, người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan và có các dấu hiệu/triệu chứng: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn phải; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt…

Bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn.

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, nhưng tập trung ở một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém.

Nơi chứa mầm bệnh:

Vi rút viêm gan A có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước…

Ở người nhiễm bệnh, vi rút viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.

Đường lây bệnh: 

Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít vi rút viêm gan A trong máu, cụ thể lây qua các đường chính sau:

-Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

- Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm mầm bệnh.

- Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

Cách phòng bệnh viêm gan A: 

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.

- Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Công văn Bộ Y tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 28/8/2016, có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây truyền của vi rút Zika, 11 quốc gia có sự lây truyền từ người sang người. Đặc biệt tại Singapore, trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên được thông báo ngày 28/8/2016, trong 04 ngày (đến ngày 31/8/2016) đã ghi nhận 82 trường hợp. Bên cạnh đó, tình hình sốt xuất huyết đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Mỹ La - tinh.

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế đẩy mạnh triển khai giám sát chủ động và các biện pháp phòng chống dịch do vi rút Zika trước tình hình dịch diễn biến phức tạp trên thế giới và bùng phát tại Singapore.

Ngày 02/9/2016, WHO đã tổ chức cuộc họp Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) lần thứ 4 và tiếp tục khẳng định tình trạng dịch bệnh do vi rút Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do sự liên quan giữa vi rút Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh (GBS), đồng thời cho rằng sự lan truyền của vi rút Zika sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Xem chi tiết Next

Triển khai Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về hoạt động tiêm chủng

Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 đã tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho việc quản lý hoạt động tiêm chủng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, huy động nguồn lực cho công tác tiêm chủng. Để giúp cán bộ quản lý và các cán bộ tham gia công tác tiêm chủng hiểu rõ các quy định tại Nghị định này, ngày 30/8/2016, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo phổ biến Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Thành phần tham dự hội thảo là các Lãnh đạo và chuyên viên Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng của 28 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết Next
Thong ke