_
Trong thời gian qua, một số bà mẹ đã có sự đắn đo giữa việc cho con tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng hay tiêm vắc xin dịch vụ vì cho rằng vắc xin tiêm chủng dịch vụ ít tai biến hơn. Tuy nhiên, vắc xin tiêm chủng mở rộng đã được các chuyên gia và Tổ chức Y tế thế giới đánh giá đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả; không có bằng chứng về các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nặng, tử vong liên quan tới việc sử dụng vắc xin.
Do tâm lý chờ đợi, muốn cho con được đi tiêm các vắc xin dịch vụ vì nghĩ rằng an toàn hơn, trong khi việc cung ứng vắc xin này cho các điểm tiêm chủng dịch vụ thời gian qua không được ổn định do một số nhà sản xuất vắc xin thay đổi địa điểm, dây chuyền sản xuất nhằm cải tiến chất lượng hiện hành, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, một số lô vắc xin bị hỏng trong quá trình sản xuất dẫn đến khan hiếm vắc xin nên không thể đáp ứng ngay được nhu cầu trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam chính vì vậy nhiều trẻ không được tiêm, tiêm muộn hơn so với lịch hoặc tiêm không đủ liều vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế gây nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là hiện nay bệnh sởi bùng phát tại Mỹ, sau hơn 14 năm Mỹ công bố thanh toán (từ năm 2000) do đa số người dân không tiêm phòng vắc xin Sởi; tương tự như vậy tại Việt Nam phần lớn các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh, có trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ 9 tháng -12 tháng tuổi.
Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế là quyền lợi của trẻ em vì vậy các cơ sở tiêm chủng dịch vụ cần có trách nhiệm hướng dẫn các bà mẹ đưa con em đi tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, cung cấp thông tin về các vắc xin tương tự trong tiêm chủng mở rộng (ví dụ tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin bại liệt trong tiêm chủng mở rộng sẽ tương tự như tiêm vắc xin Infanrix Hexa trong tiêm chủng dịch vụ đều phòng được 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Viêm não, màng não do Hemophilus influenza typ B và Bại liệt) hoặc đang có sẵn để các bà mẹ lựa chọn đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; không chờ đợi vắc xin dịch vụ dẫn đến trẻ bị tiêm muộn hơn so với lịch tiêm chủng.
Theo quy định của Bộ Y tế, trẻ em cần được tiêm chủng đầy các loại vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh truyền nhiễm với lịch tiêm chủng cụ thể như sau:
Đối tượng sử dụng |
Loại vắc xin |
Phòng bệnh |
Lịch tiêm/uống |
Trẻ sơ sinh |
- BCG
|
- Bệnh lao
|
- Tiêm 1 mũi cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh |
- Viêm gan B |
- Bệnh viêm gan B |
- Tiêm mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh |
Trẻ 2 tháng tuổi |
- OPV |
- Bệnh bại liệt |
- Uống lần 1 |
- Quinvaxem |
- Phòng 5 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Viêm não, màng não do Hemophilus influenza typ B |
- Tiêm mũi 1 |
Trẻ 3 tháng tuổi |
- OPV |
- Bệnh bại liệt |
- Uống lần 2 |
- Quinvaxem |
- Phòng 5 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Viêm não, màng não do Hemophilus influenza typ B |
- Tiêm mũi 2 |
Trẻ 4 tháng tuổi |
- OPV |
- Bệnh bại liệt |
- Uống lần 3 |
- Quinvaxem |
- Phòng 5 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Viêm não, màng não do Hemophilus influenza typ B |
- Tiêm mũi 3 |
Trẻ 9 tháng tuổi |
- Vắc xin Sởi |
- Bệnh sởi |
- Tiêm mũi 1 |
Trẻ 18 tháng tuổi |
- Vắc xin Sởi |
- Bệnh sởi |
- Tiêm mũi 2 |
- Vắc xin DPT |
- Phòng 3 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván |
- Tiêm nhắc lại |
Trẻ từ 1 - 5 tuổi |
- Vắc xin viêm não Nhật Bản |
- Bệnh viêm não Nhật Bản B |
- Tiêm mũi 1: khi trẻ 1 tuổi
- Tiêm mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
- Tiêm mũi 3: 1 năm sau mũi 2 |
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin