Tin tức

Tin tức

​Cập nhật thông tin dịch bệnh MERS-CoV đến ngày 09/3/2015

10/03/2015 In bài viết

_

Theo Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo:

Trường hợp nhiễm MERS-CoV đầu tiên năm 2015 tại Đức:   
Ngày 07/3/2015, Cơ quan đầu mối IHR của Đức báo cáo cho WHO về 01 trường hợp xác định nhiễm MERS-CoV cụ thể là: 01 nam công dân Đức, 65 tuổi, trở về từ Abu Dhabi thuộc Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates) ngày 08/02/2015. Khởi phát các triệu chứng hô hấp ngày 10/02/2015, nhập viện một tuần sau đó với các triệu chứng hô hấp nặng và được điều trị tích cực, đến ngày 08/3/2015 tình hình sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân đều được giám sát, theo dõi không ai có dấu hiệu liên quan đến MERS-CoV.
Việc chẩn đoán MERS-CoV được xác định trên 02 mẫu bệnh phẩm bằng xét nghiệm RT-PCR với 02 phương pháp (UPE và ORF1A) cũng như tìm kháng thể IgM và IgG tại Viện vi rút học, Đại học Bonn – Đức. Tất cả các biện pháp dự phòng và kiểm soát MERS-CoV cần thiết đã được triển khai từ ngày 23/02/2015 tại bệnh viện Osnabrück, Lower Saxony, Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là trường hợp nhiễm MERS-CoV ghi nhận đầu tiên năm 2015 tại Đức.

Số trường hợp nhiễm MERS-CoV đến nay:
Thống kê đến ngày 09/3/2015, Thế giới đã ghi nhận 1041 trường hợp mắc trong đó có 383 người tử vong.
WHO tiếp tục cập nhật và thông tin kịp thời tình hình MERS-CoV tới các quốc gia thành viên.
Quốc gia có công dân nhiễm MERS-CoV đến nay: 24 quốc gia
- Khu vực Trung Đông (9 quốc gia): Ả-rập Xê-út (SAU), Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Oman, Yemen, Cô Oét, Lebenon, Jordan và Iran.
- Châu Âu (9 quốc gia): Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Châu Mỹ (01 quốc gia): Mỹ.
- Châu Phi (03 quốc gia): Ai Cập, Tunisia và Algeria.
- Châu Á (02 quốc gia): Malaysia và Philippines.
WHO nhận định nhóm nguy cơ cao mắc MERS-CoV là những người mắc bệnh đáo tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch. Do vậy, những đối tượng này nên tránh tiếp xúc với động vật đặc biệt là lạc đà nhất là khi tới các trang trại, chợ, chuồng trại những nơi vi rút có khả năng lưu hành. Các biện pháp vệ sinh chung như rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi sờ vào động vật và tránh tiếp xúc với động vật ốm.

Khuyến cáo của WHO về MERS-CoV đối với các quốc gia:
- Tiếp tục giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xem xét các trường hợp nhiễm trùng hô hấp khác thường và có tiền sử về từ các nước vùng Trung Đông.
- Triển khai các biện pháp cơ bản phòng chống, kiểm soát phòng lây nhiễm, nhất là phòng lây nhiễm trong các cơ sở y tế.
- Do MERS-CoV có các triệu chứng sớm không điển hình cần áp dụng các biện pháp dự phòng tiêu chuẩn và đầy đủ đối với cơ sở y tế và nhân viên chăm sóc người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.  
- Hoàn thành các điều tra, đánh giá về MERS-CoV để có hiểu biết đầy đủ về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực phòng chống cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV.
- Nâng cao nhận thức và truyền thông nguy cơ về MERS-CoV cho cộng đồng, cán bộ y tế, chính quyền.
- Nâng cao nhận thức về MERS-CoV đối với nhóm người đi hành hương, du lịch tới vùng bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV.
- Tăng cường hợp tác liên ngành, đặc biệt là thú y và y tế.
- Chưa cần sàng lọc đặc biệt tại cửa khẩu, không hạn chế thương mại và du lịch tới các quốc gia bị ảnh hưởng.
- Chia sẻ với WHO các thông tin liên quan cần thiết.
 
Cơ quan Đầu mối IHR, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Admin

Tin tức liên quan

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hữu hiệu phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ

Để bảo đảm cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tránh tình trạng người dân không được tiêm chủng hoặc chờ đợi tiêm chủng các loại vắc xin dịch vụ, bên cạnh các chính sách dài hạn như chủ động sản xuất vắc xin trong nước, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc đề nghị các nhà sản xuất tăng số lượng nhập khẩu vắc xin tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam; yêu cầu các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đảm bảo đủ vắc xin. Đặc biệt, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế của Nhà nước có tổ chức hoạt động tiêm chủng dịch vụ phải tổ chức tiêm chủng các vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng tương ứng với loại vắc xin mà cơ sở đó thực hiện tiêm chủng dịch vụ. Đây là giải pháp quyết liệt mà Bộ Y tế kiên quyết chỉ đạo thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận kịp thời với vắc xin phòng bệnh, không để tình trạng người dân không được tiêm chủng.

Xem chi tiết Next
Thong ke