Tin tức

Tin tức

​Cập nhật thông tin dịch bệnh MERS-CoV đến ngày 26/3/2015

28/03/2015 In bài viết

_


Ngày 26/3/2015 Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo tại Ả rập Xê út từ ngày 11/3/2015 đến ngày 22/3/2015 có 15 trường hợp xác định nhiễm MERS-CoV, trong đó có 05 trường hợp tử vong và thêm 03 trường hợp tử vong đã nhiễm MERS-CoV trước đó. Quốc gia đã điều tra, đánh giá chi tiết các trường hợp và tiến hành các biện pháp điều trị, kiểm soát, phòng ngừa MERS-CoV theo khuyến cáo, tư vấn của WHO.   

Số trường hợp nhiễm MERS-CoV đến nay:
Thống kê đến nay, Thế giới đã ghi nhận 1090 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó ít nhất 412 trường hợp tử vong.
WHO tiếp tục cập nhật và thông tin kịp thời tình hình MERS-CoV tới các quốc gia thành viên.

Quốc gia có công dân nhiễm MERS-CoV đến nay: 24 quốc gia
- Khu vực Trung Đông (9 quốc gia): Ả-rập Xê-út (SAU), Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Oman, Yemen, Cô Oét, Lebenon, Jordan và Iran.
- Châu Âu (9 quốc gia): Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Châu Mỹ (01 quốc gia): Mỹ.
- Châu Phi (03 quốc gia): Ai Cập, Tunisia và Algeria.
- Châu Á (02 quốc gia): Malaysia và Philippines.
WHO nhận định nhóm nguy cơ cao mắc MERS-CoV là những người mắc bệnh đáo tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch. Do vậy, những đối tượng này nên tránh tiếp xúc với động vật đặc biệt là lạc đà nhất là khi tới các trang trại, chợ, chuồng trại những nơi vi rút có khả năng lưu hành. Các biện pháp vệ sinh chung như rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi sờ vào động vật và tránh tiếp xúc với động vật ốm.

Khuyến cáo của WHO về MERS-CoV đối với các quốc gia:
- Tiếp tục giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xem xét các trường hợp nhiễm trùng hô hấp khác thường và có tiền sử về từ các nước vùng Trung Đông.
- Triển khai các biện pháp cơ bản phòng chống, kiểm soát phòng lây nhiễm, nhất là phòng lây nhiễm trong các cơ sở y tế.
- Do MERS-CoV có các triệu chứng sớm không điển hình cần áp dụng các biện pháp dự phòng tiêu chuẩn và đầy đủ đối với cơ sở y tế và nhân viên chăm sóc người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.  
- Hoàn thành các điều tra, đánh giá về MERS-CoV để có hiểu biết đầy đủ về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực phòng chống cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV.
- Nâng cao nhận thức và truyền thông nguy cơ về MERS-CoV cho cộng đồng, cán bộ y tế, chính quyền.
- Nâng cao nhận thức về MERS-CoV đối với nhóm người đi hành hương, du lịch tới vùng bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV.
- Tăng cường hợp tác liên ngành, đặc biệt là thú y và y tế.
- Chưa cần sàng lọc đặc biệt tại cửa khẩu, không hạn chế thương mại và du lịch tới các quốc gia bị ảnh hưởng.
- Chia sẻ với WHO các thông tin liên quan cần thiết.


 

Cơ quan Đầu mối IHR, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Admin

Tin tức liên quan

Tăng cường y tế cơ sở trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh KLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Ước tính năm 2012 cả nước có 520.000 ca tử vong các loại trong đó 379.600 (73%) ca tử vong là do các bệnh KLN, tức là cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các bệnh KLN chủ yếu là các bệnh tim mạch (33%), ung thư (18%), đái tháo đường (3%) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (7%). Số người mắc bệnh KIN trong cộng đồng hiện nay rất lớn. Hiện tại nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp, 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và mỗi năm có khoảng 125.000 người mắc mới ung thư. Bên cạnh đó, các bệnh KLN gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.

Xem chi tiết Next
Thong ke