Tin tức

Tin tức

​Công điện số 1647/CĐ-BYT gửi Giám đốc các sở Y tế tỉnh/thành phố từ Nghệ An đến Quảng Nam; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt

21/10/2020 In bài viết

Công điện số 1647/CĐ-BYT đề nghị Giám đốc các sở Y tế tỉnh/thành phố từ Nghệ An đến Quảng Nam; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt
Trong những ngày qua, các địa phương khu vực miền trung liên tiếp xảy ra mưa lũ lớn kéo dài, đặc biệt tại các khu vực như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh…; nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Theo dự báo, khu vực này tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu và mất an toàn các hồ đập nhỏ, khu vực xung yếu.

Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngập lụt, Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) đã gửi Công điện số 1647/CĐ-BYT đề nghị Giám đốc các sở Y tế tỉnh/thành phố từ Nghệ An đến Quảng Nam; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ  về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt, cụ thể: 

1. Tiếp tục, khẩn trương triển khai thực hiện Công điện số 1625/CĐ-BYT ngày 14/10/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt và cơn bão số 7; theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của thời tiết, tình hình mưa, lũ để sẵn sàng ứng phó.

2. Duy trì trực chuyên môn, trực cấp cứu, các tổ đội cơ động, sẵn sàng thu dung để cấp cứu nạn nhân do ảnh hưởng của mưa, lũ lụt gây ra; rà soát lượng thuốc, hóa chất và vật tư y tế dự trữ để kịp thời bổ sung.

3. Ban Quân dân y các tỉnh khẩn trương có phương án điều động các tổ cơ động tổ chức cấp cứu tại các cơ sở y tế bị  cô lập, hạn chế tối đa chuyển tuyến bệnh nhân qua vùng lũ.
4. Rà soát các cơ sở y tế có nguy cơ mất an toàn và có phương án di dời các cơ sở y tế ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; khẩn trương khắc phục các cơ sở y tế bị ngập (điện, nước sạch…) để sớm đưa vào khám bệnh, chữa bệnh.

5. Duy trì và thực hiện nghiêm Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp” đảm bảo vệ sinh, nước sạch và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Cục Quản lý môi trường y tế.

6. Quán triệt, tuyên truyền  tới các đoàn thể cán bộ nhân viên y tế và nhân dân phòng tránh tai nạn đuối nước; không chủ quan khi vượt qua vùng ngập, lũ, cần mang theo áo phao, phao tròn và các vật dụng khác để phòng tránh đuối nước.

7. Tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu và khả năng bảo đảm y tế của địa phương và đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ khi vượt quá khả năng của địa phương (quan các Vụ/Cục chuyên môn và Văn phòng thường trực BCH Phòng chống thiên tai Bộ Y tế; ĐT: 024.6273207; fax: 024.6273027, Email: pctbyt@gmail.com).

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng

Tin tức liên quan

Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa, bão

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,… Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:

Xem chi tiết Next

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão

Xem chi tiết Next

Xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau bão lụt

​Trong khi bão lụt nước có thể ngập tràn, cuốn trôi theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, hóa chất, cây cối… làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thực hiện nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”. Ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để vận động, hướng dẫn nhân dân dọn vệ sinh kết hợp với xử lý nước và vệ sinh môi trường.

Xem chi tiết Next

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…

Xem chi tiết Next
Thong ke