Khuyến cáo về phòng, chống thủy đậu
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
04/02/2015 In bài viết
Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho mọi người dân trên cả nước đón Tết Ất Mùi 2015 vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, cùng với các Bộ, ngành địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông đảm bảo an toàn dịp Tết Ất Mùi với các nội dung sau đây:
I. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG DỊP TẾT
1. Nắm bắt kịp thời, chính xác dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; công tác khám chữa bệnh phục vụ người dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn; chủ động thông tin, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn không để dịch bệnh bùng phát, giảm thiểu số tử vong.
2. Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình bệnh tật trong dịp Tết Ất Mùi cho các cơ quan báo chí để chuyển tải đến người dân các biện pháp phòng ngừa, ứng phó.
3. Tổ chức truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú nội dung, chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại gia đình, cộng đồng để người dân nâng cao kiến thức, chủ động phòng, chống bệnh tật trong các ngày Tết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRYỀN THÔNG CHỦ YẾU
1. Chủ đề: “Chủ động phòng ngừa - Kịp thời xử lý – Giảm thiểu số ca tử vong”
2. Các hoạt động tại Trung ương
2.1. Định kỳ cập nhật, cung cấp thông tin cho Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tại Trung ương bằng nhiều hình thức: tờ tin, tài liệu chuyên đề, báo cáo, hội nghị, hội thảo…
2.2. Xây dựng tài liệu truyền thông để tuyên truyền trên các cơ quan báo chí và cung cấp cho địa phương làm tài liệu tuyên truyền:
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tăng cường phát sóng các clip cảnh báo về tình hình dịch bệnh (như bệnh sởi, bệnh cúm); đưa con đi tiêm chủng đầy đủ; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết.
- Các phóng sự, tin bài về nguyên nhân, cách phát hiện sớm, biện pháp phòng ngừa và tình hình các dịch bệnh; công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; công tác cấp cứu, trực cấp cứu
- Các tài liệu truyền thông:
+ Thông điệp, khuyến cáo trên phát thanh truyền hình, thông điệp trên các báo viết, báo điện tử;
+ Tờ rơi, pano, apphich, tranh lật, sách mỏng, tài liệu hỏi - đáp...để tuyên truyền giáo dục trực tiếp đến người dân.
(Các tài liệu truyền thông được cập nhật, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế: moh.gov.vn; Trang tin điện tử của Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương: t5g.org.vn)
2.3. Tổ chức cung cấp thông tin để định hướng dư luận
- Chủ động cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, công tác bảo đảm an toàn; cấp cứu trong dịp Tết Nguyên Đán cho các cơ quan truyền thông đại chúng;
- Phối hợp Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng cường công tác truyền thông giáo dục người dân chủ động phòng, chống bệnh tật:
+ Tăng thời lượng phát sóng các tin bài, các phóng sự truyền hình trong các bản tin thời sự về công tác phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm, bệnh viêm đường hô hấp cấp trên; bảo đảm an toàn thực phẩm và công tác cấp cứu trong dịp Tết.
+ Tổ chức các chương trình tọa đàm, đối thoại chính sách, phổ biến kiến thức.
+ Phát sóng, đăng tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn thực phẩm; cấp cứu….
- Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm; công tác khám chữa bệnh trên các báo in, báo điện tử, tạp chí ...có nhiều độc giả; đăng các tin, bài phổ biến kiến thức, các khuyến cáo, thông điệp. Tổ chức các buổi toạ đàm, đối thoại, giao lưu với các nhà quản lý chương trình, các chuyên gia y tế về cách phòng, chống các dịch, bệnh trên báo điện tử, trang tin điện tử có đông độc giả.
2.4. Chủ động thông tin về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh (trong đó chú trọng công tác truyền thông giáo dục): triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện, đầu tư nguồn lực và hiệu quả, kết quả cụ thể.
2.5. Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, đơn vị, địa phương có nhiều thành tích trong công tác bảo đảm Tết an toàn.
3. Các hoạt động tại địa phương
3.1. Định kỳ cập nhật thông tin, cung cấp thông tin cho Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương bằng nhiều hình thức: tờ tin, tài liệu chuyên đề, báo cáo, hội nghị, hội thảo…
3.2. Tiếp nhận, chỉnh sửa phù hợp tình hình địa phương, in ấn, nhân bản tài liệu truyền thông do Trung ương cung cấp để thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho người dân;
3.3. Tổ chức cung cấp thông tin phòng chống dịch, bệnh mùa hè tại địa phương
- Tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về tình hình, diễn biến bệnh tật tại địa phương; phối hợp với phóng viên đi thực tế tại một số địa bàn trọng điểm..;
- Phối hợp các đài, báo địa phương tăng cường công tác truyền thông giáo dục người dân:
+ Phát sóng các tin bài, các phóng sự truyền hình trong các bản tin thời sự về công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; cấp cứu điều trị bệnh nhân.
+ Tiếp sóng, phát sóng, đăng tải các chương trình tọa đàm, đối thoại chính sách, phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh đã thực hiện trên các đài, báo Trung ương.
+ Phát sóng, đăng tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân, chú trọng bệnh sởi, bệnh cúm…, an toàn thực phẩm, cấp cứu.
+ Mở các chuyên trang, chuyên mục về công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, cấp cứu và điều trị trên các báo in, báo điện tử, trang điện tử của địa phương.
3.4. Tăng cường các hoạt động truyền thông tại địa bàn cơ sở để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, cấp cứu và điều trị:
- Phối hợp hệ thống thông tin cơ sở như đài phát thanh/truyền thanh huyện, đài truyền thanh xã, phường để tuyên truyền đến người dân chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, an toàn thực phẩm, cấp cứu và điều trị;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại các khu dân cư, điểm vui chơi, giải trí; tại các lễ hội về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, công tác khám chữa bệnh...Kết hợp phân phối các tài liệu truyền thông tại cộng đồng để tăng hiệu quả truyền thông.
3.5. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai các hoạt động truyền thông tại cơ sở.
4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Chủ động nắm chắc thông tin chính xác, kịp thời về dự báo dịch, bệnh để có giải pháp cung cấp thông tin, truyền thông phù hợp, hiệu quả.
2. Tăng phối hợp các cơ quan báo chí cung cấp sớm, chính xác các thông tin định hướng dư luận để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh.
3. Chuẩn bị các tài liệu truyền thông chuẩn xác, hấp dẫn, cập nhật phù hợp diễn biến dịch bệnh để cung cấp kịp thời cho các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, đặc biệt là các đài, báo có khả năng định hướng thông tin để cung cấp thông tin tuyên truyền người dân chủ động phòng, chống dịch, bệnh.
4. Tổ chức động thời các hoạt động truyền thông trên báo chí với các hoạt động truyền thông tại cơ sở, nhất là tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, phường và các hoạt động truyền thông trực tiếp đến các nhóm đối tượng đích.
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế
Admin
Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebola tính đến ngày 15/12/2014, Thế giới đã ghi nhận 18.564 trường hợp mắc, trong đó 6.905 trường hợp tử vong.
Xem chi tiếtTheo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebola tính đến ngày 17/12/2014, Thế giới đã ghi nhận 18.669 trường hợp mắc, trong đó 6.964 trường hợp tử vong.
Xem chi tiết