Phó Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng dịch sốt xuất huyết
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
28/07/2017 In bài viết
Trong tháng 7/2017, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã tổ chức 2 lớp tập huấn Phòng, chống bệnh không lây nhiễm nhằm giúp cho các địa phương triển khai tốt chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm.
TS. Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu khai mạc
Tham dự và chủ trì lớp tập huấn là TS Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cùng các giảng viên đến từ Cục Y tế dự phòng, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Thành phần tham dự lớp tập huấn có đại diện phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế; đại diện Lãnh đạo và cán bộ phụ trách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm của TTYTDP tỉnh; bác sĩ chuyên khoa nội/chuyên khoa (định hướng) đái tháo đường/tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh của 63 tỉnh/thành phố. Riêng tỉnh Hà Tĩnh và Bà Rịa Vũng Tàu, ngoài các thành phần nêu trên còn có cán bộ Trung tâm Y tế huyện/Bệnh viện đa khoa huyện.
Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Ước tính cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm có nguyên nhân là do sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là các hành vi như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động thể lực.
Bên cạnh đó, tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là ở hầu hết các trạm y tế xã, phường chưa cung cấp được các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài người mắc bệnh tại cộng đồng. Vì vậy hiện có gần 60% người mắc tăng huyết áp và gần 70% người đái tháo đường chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân tăng huyết áp, 29% bệnh nhân đái tháo đường và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định. Có một số nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt các dịch vụ quản lý bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở như quy định về bảo hiểm y tế, cơ chế tài chính chưa khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động này ở tuyến xã, năng lực chuyên môn của cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở còn hạn chế. Do đó, việc đào tạo, tập huấn thường xuyên, liên tục về công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế các tỉnh, thành là một hoạt động không thể thiếu của ngành y tế.
Trong ngày đầu tiên của khóa tập huấn, đại biểu được cập nhật các thông tin về thực trạng gánh nặng bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ, được phổ biến, hướng dẫn các văn bản chính sách và định hướng hoạt động trọng tâm thời gian tới, đồng thời chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về can thiệp giảm muối, bữa ăn dinh dưỡng học đường và thảo luận các bài học kinh nghiệm từ việc triển khai mô hình dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Trong những ngày tiếp theo, khóa tập huấn tập trung vào đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho học viên về dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và quản lý nguy cơ tim mạch tại tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn thực hành trực tiếp khám, kê đơn trên các bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp và đái tháo đường.
Tiến sĩ Trương Đình Bắc khẳng định: Các cán bộ y tế sau khi tham dự khóa tập huấn này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm tại địa phương, đồng thời sẽ là cán bộ nòng cốt để tổ chức tập huấn, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho tuyến y tế cơ sở triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin
SKĐS - Trước diễn biến gia tăng của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, 15h chiều ngày 28/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bất ngờ thị sát, kiểm tra trực tiếp tại 2 ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) trọng điểm trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội).
Xem chi tiếtHiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh sốt xuất huyết. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có hơn 49.000 trường hợp nhập viện và 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 số nhập viện tằng 11,2%, số tử vong tăng 03 trường hợp. Nhiều tỉnh, thành phố có số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, nhất là các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định. Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh sốt xuất huyêt lan rộng, kéo dài, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công điện dưới đây:
Xem chi tiếtVới truyền thống uống nước nhớ nguồn và nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017), ngày 25/7/2017, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.