Vì sao Việt Nam phải chi 6,4% GDP cho phòng chống dịch bệnh?
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
16/11/2015 In bài viết
Cái khó đang bó cái khôn
ĐBQH NGUYỄN THỊ KHÁ: “Chúng ta đầu tư cho y tế dự phòng đồng nghĩa đầu tư cho tương lai đất nước. Đây là việc rất quan trọng, cần được đầu tư thỏa đáng. Bởi nếu để xảy ra dịch bệnh do không được tiêm phòng đầy đủ sẽ gây hậu quả khôn lường”. |
Ngày 21.11.2007, tại Kỳ họp thứ 2, QH Khóa XII đã thông qua Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc áp dụng với trẻ em, phụ nữ có thai thuộc Chương trình TCMR; Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế. Đây là nội dung quan trọng bảo đảm tính pháp lý trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Nhằm cụ thể hóa Chương trình TCMR, ngành y tế đã triển khai thực hiện Dự án TCMR giai đoạn 2011 - 2015. Sau 5 năm, công tác này đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, mỗi năm, có 5,1 triệu đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ được thụ hưởng.
Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Nguyễn Thị Khá, qua quá trình giám sát thực hiện tại các địa phương chứng tỏ công tác TCMR đang rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã dành sự quan tâm cho công tác y tế dự phòng theo tinh thần Nghị quyết 18 QH Khóa XII, trong đó có TCMR. Việc nghiên cứu để tự sản xuất vaccine trong nước đưa vào chương trình TCMR là nỗ lực, cố gắng không ngừng trong thời gian qua của ngành y tế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Dự án cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các trạm y tế cơ sở không có phương tiện để bảo quản vaccine. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng vaccine trong quá trình vận chuyển; nguyên nhân bởi kinh phí hạn hẹp, không đủ sức đầu tư thiết bị. Thời gian qua, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện phân bổ tối thiểu 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng... Rõ ràng, cái khó đang thực sự bó cái khôn, ảnh hưởng tới quyền lợi của trẻ em và bà mẹ mang thai. Thêm vào đó, công tác truyền thông chưa thực sự như mong đợi, nhiều nơi người dân còn chủ quan vì không nhận thức được lợi ích của tiêm chủng.
Không thể ỷ lại vào hỗ trợ quốc tế
Khó khăn trong kinh phí thực hiện Dự án TCMR không chỉ đến từ ngân sách. Số liệu của Ban Điều hành Dự án TCMR giai đoạn 2011 - 2015 cho biết, nguồn ngân sách nhà nước cung cấp cho công tác này đều tăng qua các năm, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 24% tổng kinh phí. Đáng chú ý, kinh phí từ các nguồn viện trợ đang có xu hướng giảm dần. Đơn cử, năm 2011, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ Dự án khoảng hơn 310 tỷ đồng, giảm qua các năm, xuống còn khoảng 270 tỷ đồng vào năm 2014.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh các địa phương chưa cân đối đủ tiền cho công tác y tế dự phòng, việc các tổ chức quốc tế giảm hỗ trợ đang đặt ra yêu cầu Chính phủ cần xem xét lại khâu phân bổ ngân sách cho y tế dự phòng, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc phân bổ ngân sách cho y tế dự phòng theo đúng tinh thần Nghị quyết 18 và xem xét nguồn ngân sách đối ứng bù vào khoản hỗ trợ thiếu hụt từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, hiện nay bệnh dịch đang có những diễn biến phức tạp. Do đó, ngành y tế cần dự đoán, dự báo về tình hình dịch bệnh để chủ động phòng chống dịch, tức là cần “đi sớm đón đầu” chứ không phải đợi dịch đến chân mới tiêm phòng, chữa trị. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng về vai trò của công tác TCMR; Đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế; từ đó mới mong công tác tiêm chủng đạt hiệu quả như mong đợi.
Admin
Theo tin ngày 13/11/2015 từ Cơ quan đầu mối Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) – Tổ chức Y tế thế giới, tại Hàn Quốc đã ghi nhận chùm ca bệnh với triệu chứng viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân trong số các sinh viên và nghiên cứu viên của Trường Đại học Konkuk, Seoul, Hàn Quốc.
Xem chi tiếtTừ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia và trong khu vực. Hiện nay tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, số mắc gia tăng ở hầu hết các tỉnh, thành phố, mặc dù các tuần gần đây số mắc có chững lại nhưng chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt.
Xem chi tiết