Tin tức

Tin tức

​Đoàn Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội

03/07/2017 In bài viết

Trước diễn biến dịch sốt xuất huyết có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gầy đây trên địa bàn Thủ đô, thực hiện Quyết định số 2853/QĐ-BYT ngày 28/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập 07 Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, Đoàn công tác số 1 do ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra và làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết ngày 29-30/6/2017.

Trước diễn biến dịch sốt xuất huyết có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gầy đây trên địa bàn Thủ đô, thực hiện Quyết định số 2853/QĐ-BYT ngày 28/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập 07 Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, Đoàn công tác số 1 do ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra và làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết ngày 29-30/6/2017.

 

ThS. Đặng Quang Tấn phát biểu tại buổi họp Ban Chỉ đạo 
phòng chống dịch phường Láng Thượng


Tham gia Đoàn công tác có Lãnh đạo và cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Về phía thành phố Hà Nội có sự tham gia của ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế, Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế; Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, các quận, huyện của Hà Nội, Bệnh viện Đống Đa, cùng đại diện một số đơn vị có liên quan.

Đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại công trường xây dựng Chung cư cao cấp Hồng Kông Tower, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đoàn công tác đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng về công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến ngày 29/6/2017, trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 2.898  trường hợp mắc SXHD (trên 92% bệnh nhân đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 231 bệnh nhân đang điều trị), trong đó có 01 trường hợp tử vong tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Bệnh nhân rải rác từ tháng 1 đến tháng 6, nhưng có xu hướng ra tăng từ đầu tháng 5 đến nay, sớm hơn chu kỳ dịch hàng năm 3 tháng. Bệnh nhân rải rác tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 304 xã, phường, thị trấn (chiếm 52% số xã, phường, thị trấn của Thành phố), nhưng chủ yếu tại các quận nội thành và các huyện như Thanh Trì, Thường Tín (> 90% số bệnh nhân). Số mắc ghi nhận chủ yếu tại các quận: Đống Đa (758/1), Hoàng Mai (583), Hai Bà Trưng (206), Hà Đông (168), Thanh Trì (168), Ba Đình (147).

Ngành y tế Hà Nội đã chủ động trong công tác kiểm soát véc tơ truyền bệnh, vận động nhân dân hưởng ứng, phối hợp với ngành y tế trong việc diệt muỗi, diệt lăng quăng, loại bỏ các ổ đọng nước tự nhiên. Tuy vậy, Hà Nội là địa phương có sự lưu hành của muỗi Aedes trong nhiều năm nay, điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng diện rộng xen kẽ các đợt mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển; tình hình đô thị hóa, mật độ dân cư cao, nhiều nhà trọ, công trường xây dựng, điều kiện vệ sinh kém; người dân chưa chủ động phối hợp trong việc xử lý môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi; một số nơi công tác chỉ đạo của cấp chính quyền chưa thực sự quyết liệt...; bệnh chưa có vắc xin phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hơn nữa sự phát triển du lịch và tăng cường giao lưu đi lại với các quốc gia có dịch, các tỉnh, thành phố trong cả nước là rất lớn nên nguy cơ dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm 2017 nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống.

Để chủ động công tác phòng chống sốt xuất huyết và phòng chống dịch bệnh mùa hè, ngày 06/5/2017, Sở Y tế phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức phát động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 7, năm 2017. Ngày 06/6/2017, Sở Y tế phối hợp cùng Ban Tuyên Giáo Thành ủy tổ chức họp báo thông báo về tình hình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố Hà Nội để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ngày 14/6/2017. Ngày 29/6/2017, Sở Y tế phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội ký cam kết phối hợp ra quân tăng cường phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội. Tổ chức giám sát tình hình muỗi truyền bệnh để đánh giá nguy cơ và cảnh báo dịch; các dụng cụ chứa nước có bọ gậy được phát hiện gồm 14 loại dụng cụ, chủ yếu là ở các bể xi măng chứa nước không có nắp chiếm trên 40%, các xô, thùng chậu, chậu cảnh và phế liệu, phế thải... Chủ động triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết, chia làm 3 đợt. Đợt 1: từ tháng 4-6/2017, đợt 2: Từ 7-9/2017, đợt 3: từ tháng 10 đến hết năm 2017.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, sau khi làm việc với Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đánh giá cao nỗ lực của thành phố Hà Nội trong công tác phòng chống sốt xuất huyết. Tuy nhiên, để phòng chống bệnh hiệu quả, cần có sự đồng lòng, chung sức của chính quyền các cấp, các ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, nòng cốt là Đoàn Thanh niên phối hợp với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Do đó, cần đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, huy động các lực lượng nòng cốt: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban, ngành, đoàn thể (số khu vực, số hộ gia đình) để thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và phối hợp với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt, UBND chỉ đạo chính quyền các cấp, từ đó đưa ra các nhiệm vụ phụ trách cụ thể đến từng khu vực, các hộ gia đình để địa phương đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu quả.

ThS. Đặng Quang Tấn cũng đề nghị Sở Y tế tiếp tục tham mưu cho UBND bổ sung kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch, không để xảy ra tình huống thiếu thuốc, hóa chất, máy phun,... Các đoàn liên ngành đi kiểm tra sẽ áp dụng biện pháp xử phạt theo Nghị định 176 đối với những cơ quan, đơn vị, công trường,... không thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch, chủ động diệt lăng quăng, bọ gậy, đã được nhắc nhở mà không thực hiện theo đúng quy định
Các hoạt động cần thiết triển khai mạnh mẽ như: Tổ chức chiến dịch truyền thông, hướng dẫn người dân về các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, loại bỏ ổ bọ gậy nguồn phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên đài truyền hình, đài phát thanh của địa phương, tại các cuộc họp thôn ấp, tổ dân phố.

Cần tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến. Tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát; tiến hành xử phạt hành chính các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Một số hình ảnh của Đoàn công tác:

 

ThS. Đặng Quang Tấn phát biểu tại buổi họp Ban Chỉ đạo
 phòng chống dịch thành phố Hà Nội

 ThS. Đặng Quang Tấn kiểm tra công tác phòng chống SXH
tại công trường xây dựng Chung cư Hồng Kông Tower, phường Láng Thượng

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế






 

Admin

Tin tức liên quan

Chủ động phòng chống bệnh viêm não vi rút trong mùa hè

Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não vi rút đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển. Bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.

Xem chi tiết Next

Hà Nội: Phòng chống sốt xuất huyết cần huy động toàn dân

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố năm nay đến sớm hơn mọi năm khoảng 2 tháng, số ca mắc tăng nhanh từ tháng 5, 6, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy và Ba Đình.

Xem chi tiết Next

Kết quả xét nghiệm ban đầu về chùm ca bệnh và tử vong của trẻ tại xã Đa Thông tỉnh Cao Bằng âm tính với vi rút viêm não Nhật Bản B và vi khuẩn não mô cầu

Xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông cách trung tâm huyện lỵ khoảng 10 Km. Giao thông đi lại khó khăn. Toàn xã có 23 thôn bản, 869 hộ gia đình, 4.075 nhân khẩu. Cơ cấu các dân tộc trên địa bàn xã gồm dân tộc H"Mông, Dao. Nghề nghiệp chủ yếu là dựa vào làm nương rẫy. Người dân còn nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu.

Xem chi tiết Next

Bác sĩ nhi lên tiếng trước tình trạng tẩy chay tiêm vắc-xin

Trước thực trạng này, nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi lên tiếng phản đối và cho rằng đằng sau việc lôi kéo nhiều người không tiêm vắc-xin cho trẻ là có động cơ, trong khi hậu quả để lại cho trẻ rất nguy hiểm. Đầu tháng 7, khoa Nhiễm - thần kinh bệnh viện nhi đồng 1 có 6 trẻ duy trì sự sống bằng máy thở vì bệnh viêm não Nhật Bản.Trẻ có thể không bị căn bệnh này nếu được chích ngừa. Khi được hỏi về việc trẻ đã tiêm vắc-xin phòng bệnh hay chưa, đa số các phụ huynh đều lắc đầu.

Xem chi tiết Next
Thong ke