Thông tin báo chí - Bộ Y tế tích cực triển khai công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
09/09/2015 In bài viết
Hội thảo được tổ chức thành 3 phiên: (1) Phiên thứ nhất kiểm điểm việc triển khai lộ trình hành động về sức khỏe tâm thần kể từ hội nghị Bắc Kinh ngày19-20/8/2014, tập trung vào các vấn đề ưu tiên chung trong khu vực; (2) Phiên thứ hai thảo luận tạo sự đồng thuận về đưa ra 2 đến 3 ưu tiên để hợp tác hành động trong lộ trình chăm sóc sức khỏe tâm thần gắn với phát triển kinh tế và (3) Phiên thứ ba dành cho kết luận và khuyến nghị hành động chung cho khu vực.
Kết quả, hội thảo đã đi đến kết luận như sau:
1.Thống nhất Định hướng về phương pháp tiếp cận hành động trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ở các nước trong khu vực gồm:
- Định hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ tại cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng.
- Hợp tác đa ngành giữa ngành y tế, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Ưu tiên đẩy mạnh hoạt động dự phòng và phát hiện sớm các rối nhiễu tâm trí, thực hiện chăm sóc sớm tại cộng đồng và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
2.Tiếp trục triển khai lộ trình 3 giai đoạn đã được thống nhất từ hội thảo Bắc Kinh gồm:
- Giai đoạn 1 (2014- 2015): Chia sẻ các mô hình hiệu quả và đánh giá nhu cầu;
- Giai đoạn 2 (2016-2018): Thực hiện và đánh giá các sáng kiến thí điểm;
- Giai đoạn 3 (2019-2020): Tổng kết kinh nghiệm và mở rộng các mô hình hợp tác hiệu quả.
Đến với hội nghị, đoàn Việt nam đã thực hiện đánh giá nhu cầu, tham gia thảo luận chung và có phiên làm việc sau hội thảo với giáo sư Jane Fisher, chuyên gia lĩnh vực sức khỏe tâm thần thuộc đại học Monash (Australia), thành viên ban tư vấn kỹ thuật cho APEC Mental Health, đã và đang có hợp tác nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với trung tâm RTCCD từ 2004 đến nay.
Từ kết quả Hội thảo, nhóm hành động đề xuất định hướng hành động cụ thể cho Việt nam trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần như sau:
1.Cần đẩy mạnh phát triển nội dung dự phòng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, bao gồm các nội dung như: soạn thảo tài liệu, đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu về sức khỏe tâm thần theo khuyến cáo của WHO, thực hiện truyền thông giáo dục cung cấp kiến thức cơ bản cho cộng đồng, trường học và tại các doanh nghiệp về phòng và phát hiện sớm rối nhiễu tâm trí, triển khai sử dụng các đánh giá sàng lọc, phát hiện sớm bằng các công cụ tự đánh giá ở cấp độ cá nhân, gia đình và tại cộng đồng như SRQ20 phát hiện rối nhiễu tâm trí cho người lớn, SDQ25 cho trẻ em 5-16 tuổi...tạo mô hình lồng ghép, chăm sóc dự phòng sức khỏe toàn diện tại cộng đồng, trong đó có nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ưu tiên phát triển mô hình chăm sóc và phát hiện sớm rối nhiễu tâm trí thường gặp ở nhóm trẻ em từ 0-18 tuổi thông qua sự phối kết hợp giữa cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
2.Tích hợp nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần trong chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm, qua xây dựng mô hình điểm chăm sóc sức khỏe lồng ghép triển khai tại tỉnh Hà Nam.
3.Trong giai đoạn 2015-2016, các hoạt động cụ thể dự kiến triển khai theo lộ trình APEC mental health 2015-2020 bao gồm:
- Tổ chức Hội thảo định hướng chiến lược hành động cho sức khỏe tâm thần trong khuôn khổ triển khai lộ trình APEC Mental Health tại Việt nam, dự kiến tháng 11/2015 (đồng tổ chức bởi Cục Y tế Dự phòng, Bộ y tế, RTCCD, đại học Monash và nhóm task-force APEC).
- Thực hiện tích hợp nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển cộng đồng vào mô hình phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Hà Nam (trong 2 năm 2015 va 2016), tạo thành một mô hình điểm lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng theo định hướng APEC.
- Phối kết hợp giữa Cục y tế dự phòng, trung tâm RTCCD và đại học Monash trong việc việc khai mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện tại Hà Nam nêu trên, kết hợp phát triển đề cương và tìm kiếm nguồn lực để nhân rộng mô hình phòng chống bệnh không lây nhiễm, bao gồm nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam, với sự hợp tác, hỗ trợ của APEC mental health và WHO.
- Đề xuất xây dựng Luật phòng bệnh, trong đó bao gồm cả nội dung về phòng chống bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, trở thành một hoạt động của Việt Nam thực hiện lộ trình APEC về chăm sóc sức khỏe tâm thần 2015-2020.
- Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế tăng cường phối hợp với RTCCD và các đơn vị liên quan, trong khuôn khổ thực hiện lộ trình APEC mental health 2015-2020 để xây dựng và phát triển các hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng dành cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, cộng đồng, trường học và các doanh nghiệp. Thực hiện đăng ký thành viên tham gia nhóm hành động APEC task-force về chăm sóc sức khỏe tâm thần và tham gia hỗ trợ trung tâm thông tin APEC về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế và RTCCD, đại học Monash và nhóm Taskforce APEC Mental Health phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đào tạo nhân lực và truyền thông chăm sóc sức khỏe tâm thần (e-mental health) tại Việt nam trong giai đoạn 2016-2020.
Các hoạt động triển khai trong năm 2015-2016 sẽ là bước chuẩn bị các sản phẩm thực tế của Việt nam thực hiện lộ trình APEC mental health 2015-2020, làm tiền đề cho việc Việt Nam tổ chức hội thảo APEC về chăm sóc sức khỏe tâm thần năm 2017 (quy định hội thảo APEC lần lượt tổ chức ở các nước thành viên), đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia tham gia triển khai thí điểm các mô hình hợp tác đa ngành hiệu quả và bền vững trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo TS. BS. Trần Tuấn: “rối nhiễu tâm trí” (RNTT) biểu hiện sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm thần theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần. Khi dùng “rối nhiễu tâm trí” người ta đề cập đến một tình trạng chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự can thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến các tổn thương khó hồi phục. Việc phát hiện và điều trị hoàn toàn có thể thực hiện ở y tế tuyến cơ sở. Chấp nhận sử dụng khái niệm “rối nhiễu tâm trí” trong chăm sóc y tế dẫn đến xu hướng đẩy mạnh việc phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh tâm thần phổ biến ở cộng đồng như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm…đồng thời giúp cộng đồng xóa bỏ mặc cảm vốn có về bệnh tâm thần.
Admin