​Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bạch hầu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013-2016

31/07/2017 In bài viết

Được sự đồng ý của Bộ Y tế, ngày 24 tháng 7 năm 2017, tại Hội trường UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp cùng Viện Vắc xin và Sinh Phẩm Y tế (Nha Trang) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bạch hầu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013-2016.

Được sự đồng ý của Bộ Y tế, ngày 24 tháng 7 năm 2017, tại Hội trường UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp cùng Viện Vắc xin và Sinh Phẩm Y tế (Nha Trang) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bạch hầu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013-2016.

 

Tham dự Hội thảo, có đồng chí Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum đã đến dự và có bài phát biểu chào mừng. Tham dự Hội thảo, có TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, lãnh đạo các Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, lãnh đạo các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các bệnh viện đa khoa tỉnh, các Trung tâm y tế huyện và Bệnh viện huyện thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Bình Phước, cùng đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các phóng viên, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đã đến dự và đưa tin về Hội thảo.  
 

TS.BS. Phạm Thọ Dược phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 05 báo cáo chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bạch hầu từ các đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa huyện K’bang, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh. Các đại biểu cũng đã được nghe chia sẻ kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế về sử dụng vắc xin Td (uốn ván, bạch hầu) nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng, như là biện pháp can thiệp hiệu quả phòng, chống dịch bạch hầu trên những nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại những khu vực có sự phát sinh ca bệnh hay sự tồn tại của mầm bệnh. Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã được nghe bài trình bày của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế chia sẻ về năng lực sản xuất và cung cấp vắc xin uốn ván và bạch hầu giảm liều (Td) của Viện.

 

Chủ tọa hội thảo điều hành phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo tiếp tục có những chia sẻ và thảo luận tích cực về những thuận lợi cũng như những tồn tại và thách thức trong công tác giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu tại khu vực Tây nguyên, cũng như ở một số tỉnh miền trung và miền nam trong những năm gần đây. Trong lời phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu và sự cần thiết phải tiêm nhắc lại bằng vắc xin Td để đảm bảo miễn dịch cộng đồng ở mức bảo vệ. TS. Dược cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa 02 khối dự phòng và điều trị trong công tác đáp ứng phòng, chống dịch bạch hầu, cũng như cần tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, và đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu trong thời gian tới. TS. Dược đánh giá cáo chất lượng của các báo cáo cũng như những ý kiến chia sẻ tại Hội thảo và tin tưởng rằng kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở cho việc định hướng xây dựng kế hoạch và chiến lược phòng, chống bệnh bạch hầu trong những năm sắp tới.
 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

(Nguồn: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên)


 

Admin

Tin tức liên quan

Bộ trưởng Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Tp.Hồ Chí Minh

Vào ngày 29/7/2017, Đoàn công tác Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Sốt xuất huyết tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết Next

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo quyết liệt, tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp (tính đến ngày 24/7/2017 Hà Nội có 6.699 người mắc, trong đó tháng 6 có 2.429 ca và tháng 7 có 2.857 ca), nhận thức của người dân về phòng chống sốt xuất huyết chưa cao, bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, dự báo đến tháng 9/2017 dịch bệnh sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp, đặc biệt thời tiết hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi làm gia tăng muỗi truyền bệnh trên địa bàn thành phố,

Xem chi tiết Next

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phòng chống dịch sốt xuất huyết

TTO - Đây là yêu cầu trong công điện của Thủ tướng Chính phủ trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành.

Xem chi tiết Next

Đoàn công tác số 7 của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại 2 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk

Thực hiện Quyết định số 2853/QĐ-BYT ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2017 của Bộ Y tế về việc thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại các tỉnh/thành phố trọng điểm. Từ ngày 18 tháng 07 đến ngày 20 tháng 07 năm 2017, Đoàn công tác số 7 của Bộ Y tế do TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch SXHD tại 2 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, tham gia đoàn công tác có đại diện Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn.

Xem chi tiết Next
Thong ke