​Hội thảo rà soát tài liệu hướng dẫn vận hành Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC)

04/03/2016 In bài viết

Hội thảo nhằm mục tiêu thảo luận hoàn thiện dự thảo cuốn tài liệu Hướng dẫn vận hành Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế (EOC). Tham gia buổi hội thảo có đại diện các Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và các tổ chức quốc tế như WHO, US CDC, PATH tại Việt Nam.

Trong hai ngày 2-3/3, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội thảo rà soát tài liệu hướng dẫn vận hành Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (Văn phòng EOC) do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổ chức.

     

Hội thảo rà soát tài liệu hướng dẫn vận hành Văn phòng EOC ngày 2/3/2016

Hội thảo nhằm mục tiêu thảo luận hoàn thiện dự thảo cuốn tài liệu Hướng dẫn vận hành Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế (EOC). Tham gia buổi hội thảo có đại diện các Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và các tổ chức quốc tế như WHO, US CDC, PATH tại Việt Nam.

Thành lập vào năm 2013, Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnhcủa Bộ Y tế có nhiệm vụ đáp ứng với các tình huống dịch bệnh khẩn cấp: thu thập, phân tích, chia sẻ thông tin dịch bệnh cũng như tham mưu đề xuất vận hành, điều phối và quản lý các nguồn lực phục vụ đáp ứng phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc một cáh nhanh chóng, hiệu quả.

Như vậy, vai trò của Văn phòng EOC là vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện nay khi các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổixuất hiện ngày càng tăng với diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi các hoạt động của Văn phòng EOC được vận hành chuẩn và hiệu quảđể đáp ứng được công tác kiểm soát và phòng chống dịch bao gồm việc thu thập, phân tích thông tin dịch bệnh, tăng cường giám sát, nâng cao khả năng hệ thống ứng phó khẩn cấp đáp ứng với sự kiện y tế công cộng.

      

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn phát biểu khai mạc tại Hội thảo
 

Tại buổi Hội thảo, các lãnh đạo và chuyên gia đến từ các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện, tổ chức quốc tế đã cùng thảo luận về các nội dung cơ bản và cơ chế hoạt động của Văn phòng EOC,các giai đoạn vận hành, các tiêu chuẩn kích hoạt khi có sự kiện (Critical Information Requirements – CIR), cácgiai đoạn đáp ứng và thiết lập cấu trúc quản lý đáp ứng khẩn cấp (Event Management System – EMS). Chức năng và nhiệm vụ của từng nhóm chuyên trách trong Văn phòng EOC như: bộ phận Vận hành – Kế hoạch, bộ phận Điều trị, Bộ phận Hậu cần/Tài chính, Bộ phận truyền thông, Bộ phận Hợp tác quốc tế cũng được xem xét dựa trên nhu cầu thực tế của đáp ứng khẩn cấp.

Theo dự thảo, hoạt động của Văn phòng EOC gồm 4 giai đoạn: theo dõi/giám sát, giai đoạn cảnh báo, giai đoạn đáp ứng và giai đoạn kết thúc sự kiện. Khi diễn biến của sự kiện diễn biến gia tăng tới giai đoạn cấn đáp ứng, Ban Điều hành đáp ứng sự kiện sẽ được kích hoạt để ứng phó với sự kiện với những kịch bản sẵn có đã được chuẩn bị phù hợp với mức độ tình huống thực tế. Trong thời gian đáp ứng tình huống khẩn cấp, các thành viên của Văn phòng EOC sẽ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được phân công 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Các cán bộchuyên trách hoặc kiêm nhiệm được huy động và bổ sung từ các bộ phận/đơn vị liên quan trên mọi phương diện để triển khai các hoạt động đáp ứng như: xây dựng kế hoạch đáp ứng, vận hành đáp ứng, tăng cường giám sát, quản lý tài chính, quản lý thông tin, liên lạc, truyền thông,tiếp nhận và phân tích thông tin để đưa ra quyết định phù hợp, chỉ định người chịu trách nhiệm quản lý và thay mặt Bộ Y tế phát ngôn, đưa ra các khuyến cáo cho cộng đồng.

Kết luận tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn nhấn mạnh: “Hội thảo đã nhận được nhiều đóng góp quý báu từ các chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Tài liệu này mang tính chuyên môn kĩ thuật nên cần được sớm hoàn thiện để làm sao dễ dàng áp dụng với điều kiện thực tế của Việt Nam, vừa đảm bảo theo hướng dẫn về mô hình EOC của Tổ chức Y tế thế giới và USCDC.Cũng trong buổi Hội thảo này, các thành viêndự họp đã đi tới thống nhất một lộ trìnhđể sớm hoàn thiện tài liệu Hướng dẫn, trình phê duyệt và đưa vào triển khai áp dụng.”
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Thong ke