Tin tức

Tin tức

​Hội thảo thường niên của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á về thực hiện Chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi (APSED)

28/07/2015 In bài viết

_

Ngày 21-23/7/2015, tại Phillipines, Tổ chức Y tế thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á đồng tổ chức Hội thảo thường niên về thực hiện Chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi (APSED). Hội thảo diễn ra với sự tham dự của đại diện Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR2005), Bộ Y tế các nước thành viên Khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, các chuyên gia tư vấn của WHO hai khu vực và nhiều tổ chức quốc tế khác như Ban Thư ký ASEAN, CDC, OIE, FAO,….

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Shin Young-soo, Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương đánh giá cao nỗ lực của các quốc gia liên khu vực trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi: Ebola, MERS- CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H1N1) và các sự kiện y tế công cộng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Khung chiến lược APSED trong việc giúp các quốc gia thành viên đáp ứng năng lực tối thiểu theo yêu cầu của IHR (2005).
 

 
Tại hội thảo, một số quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới đã cập nhật tình hình và công tác ứng phó với một số dịch bệnh truyền nhiễm như Ebola, MERS-CoV, cúm A(H1N1), sốt xuất huyết và các sự kiện y tế công cộng khác tại quốc gia và trong khu vực,  đồng thời thảo luận những đóng góp của hai khu vực cho công tác phòng chống Ebola tại châu Phi.

Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo kết quả đánh giá tiến độ thực hiện Khung chiến lược APSED/IHR(2005) của các quốc gia trong khu vực từ năm 2006 đến nay. Đánh giá này đã được thực hiện từ tháng 3-5/2015 tại 05 quốc gia bao gồm: Lào, Mông Cổ, Indonesia, Nepal và Việt Nam. ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đại diện Bộ Y tế Việt Nam, đã có bài trình bày chia sẻ kết quả đánh giá và kinh nghiệm thực hiện Kế hoạch APSED/IHR (2005) của Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy Việt Nam đã đạt các năng lực tối thiểu theo yêu cầu của IHR (2005), bên cạnh đó các lĩnh vực trong Chiến lược APSED đã có nhiều cải thiện trong đó phải kể đến là lĩnh vực giám sát và đáp ứng, xét nghiệm và kế hoạch chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh truyền nhiễm.

Các đại biểu cùng nhau thảo luận và đưa ra các đề xuất để tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cơ bản theo yêu cầu của IHR (2005) và thực hiện tốt Chiến lược APSED sau năm 2016 hướng tới mục tiêu chung là phòng chống hiểu quả các bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng trong thời gian tới.        

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
 

Admin

Tin tức liên quan

Tỷ lệ tiêm chủng sởi-rubella đạt trên 95%

Để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, nâng cao miễn dịch cộng đồng, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi và khống chế bệnh rubella tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong thời gian tới, được sự hỗ trợ của GAVI và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi-rubella miễn phí cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 trên toàn quốc từ cuối năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 . Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành y tế trong thời gian vừa qua.

Xem chi tiết Next

Việt Nam họp trực tuyến với Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN +3 phòng chống dịch MERS-CoV

Tại các điểm cầu quốc tế có sự tham gia của Ban thư ký ASEAN, Đại diện WHO khu vực SEARO và WPRO, Lãnh đạo Bộ Y tế và các quan chức cấp cao của 13 nước ASEAN+3 nhằm chia sẻ kinh nghiệm và cách tiếp cận của các quốc gia trong công tác giám sát dịch bệnh; thảo luận các biện pháp tăng cường ứng phó với MERS trong khu vực

Xem chi tiết Next

Xin ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng

Hiện nay, Bộ Y tế đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng, xin đăng tải toàn văn Dự thảo, kính đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến và xin gửi qua hòm thư điện tử: vanphongcucdp@gmail.com

Xem chi tiết Next
Thong ke