Tin tức

Tin tức

​Hội thảo xây dựng mô hình tiêm chủng tiếp cận những vùng khó khăn

04/02/2015 In bài viết

_

Trước thực trạng trong thời gian qua một số dịch bệnh đã xảy ra tại vùng khó khăn “gọi là vùng lõm” do người dân ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế trong đó có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Để khắc phục tình trạng này Cục Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tổ chức Hội thảo bàn biện pháp khắc phục khó khăn tại thành phố Lào Cai ngày 02/02/2014.

 
Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng 18 tỉnh miền núi khó khăn của 4 khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên gồm: Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Nam, Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông; Chương trình tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung, Tây nguyên; Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em; Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng.

Mục tiêu của Hội thảo: Thảo luận, đề xuất các mô hình tiêm chủng tiếp cận các vùng khó khăn nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng tại những vùng khó khăn, tăng cường giám sát bệnh, đáp ứng khi có ca bệnh đặc biệt nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh.
Tại hội thảo các tỉnh nêu khó khăn chủ yếu cho công tác tiêm chủng hiện nay là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng chưa cao:

  • Địa bàn rộng, hiểm trở đi lại khó khăn, khó tiếp cận

  • Tập tục, tập quán của người dân tộc lạc hậu, nhận thức của người dân hạn chế, khó tuyên truyền vận động.

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y tế xã thiếu thốn

  • Trình độ các bộ chuyên trách tiêm chủng còn thấp

  • Sự tham gia của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế

  • Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiêm chủng thấp

  • Tỷ lệ sinh tại trạm y tế xã thấp, khó thực hiện tiêm phòng Viêm gan B sơ sinh

  • Nhiều xã khu vực vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận nên không thể triển khai công tác tiêm chủng hàng tháng mà phải thực hiện theo định kỳ (được gọi là vùng lõm).

 Trước những khó khăn trên, các địa phương đã thảo luận đưa ra các  giải pháp khắc phục như: Tổ chức các điểm tiêm chủng ngoài trạm; tiêm chủng tại gia đình; quản lý tốt đối tượng tiêm chủng; tổ chức tiêm vét; hỗ trợ kinh phí cán bộ tham gia tiêm chủng ngoài trạm; gắn trách nhiệm cho cán bộ phụ trách các tuyến trong các buổi tiêm chủng; huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội vào công tác tiêm chủng; tăng cường sự phối hợp quân dân y, bộ đội biên phòng…
Kết luận hội thảo:
PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá cao ý kiến tham luận của các thành viên tham dự Hội thảo, đánh giá cao sự nỗ lực của các Trung tâm Y tế dự phòng trong công tác tiêm chủng thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên với nhu cầu tiêm chủng của người dân ngày càng cao đồng thời để khắc phục khó khăn thách thức trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

  1. Sở Y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại các khu vực, các xã đặc biệt khó khăn trong tiêm chủng, lập danh sách cụ thể vùng lõm để tập trung giải quyết.

  2. Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh tham mưu cho Sở Y tế xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp, các hoạt động cần thiết để giải quyết các vấn đề khó khăn của vùng lõm.

  3. Tổ chức song hành cả hai mô hình tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động ở các vùng lõm để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. 

  4. Các tuyến rà soát lại biểu mẫu giám sát, tổ chức kiểm tra, giám sát theo thực tế, kịp thời điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.

  5. Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tiêm chủng ở địa phương, đặc biệt là sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành liên quan.

  6. Tổ chức phân loại, phân vùng về hao phí vắc xin để có kế hoạch cung ứng phân bổ kịp thời, đầy đủ

  7. Củng cố lại hệ thống báo cáo, sự phối hợp giữa khối điều trị và dự phòng đảm bảo số liệu báo cáo chính xác đầy đủ, kịp thời.

  8. Triển khai, cụ thể hóa Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vắc xin trong tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đặc biệt là mô hình tiêm chủng ngoài trạm.

  9. Sở Y tế các tỉnh điều hành, tập huấn xử lý thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng nhằm giảm thiểu các thông tin không có lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

  10. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phối hợp với UNICEF và các tổ chức liên quan nghiên cứu hỗ trợ và tổ chức Hội thi kỹ năng tiêm chủng.

  11. Sở Y tế các tỉnh có kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tăng cường kinh phí cho công tác phòng chống dịch theo tinh thần Nghị quyết 18 của Quốc hội.

  12. Cục Y tế dự phòng sẽ báo cáo Lãnh đạo Bộ và đề xuất sửa đổi Thông tư quy định về khám sàng lọc cho phù hợp với thực tế công tác tiêm chủng hiện nay.

  13. Tăng cường sự phối hợp các ngành trong công tác tiêm chủng, đặc biệt là Quân Y biên phòng tại những vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.

 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Cập nhật tình hình dịch bệnh trên thế giới ngày 24/4/2014

Ngày 23/4/2014, Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức YTTG thông tin tại Trung Quốc ghi nhận thêm 02 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) tại các tỉnh: Giang Tô và Hồ Nam. Trong 02 trường hợp này có 01 trường hợp là y tá, tuy nhiên chưa có mối liên quan về dịch tễ giữa ca bệnh này với các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) khác trước đó.

Xem chi tiết Next

Cập nhật tình hình nhiễm cúm A(H7N9) trên thế giới ngày 15/4/2014

Ngày 14/4/2014, Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức YTTG thông tin tại Trung Quốc ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) tại tỉnh Giang Tô. Bệnh nhân nam 52 tuổi khởi phát bệnh ngày 10/4/2014 và hiện trong tình trạng nặng.

Xem chi tiết Next
Thong ke