​Khuyến cáo phòng bệnh Tiêu chảy cấp Tết Nguyên đán 2018

13/02/2018 In bài viết

Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Nguyên nhân của bệnh là do vi rút hoặc vi khuẩn như vi khuẩn E. Coli, phẩy khuẩn Tả gây ra, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả).

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có thể lây lan nhanh thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người. Bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân. 

Để chủ động phòng bệnh Tiêu chảy cấp trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. 

2. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

4. Mỗi gia đình nên có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ phân, rác thải xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.

5. Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết

Tết là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, hướng về cội nguồn, tổ tiên... là dịp mọi người có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi thoải mái sau những ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, những ngày Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu không biết cách duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt với những người mắc các bệnh mạn tính...

Xem chi tiết Next

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đường hô hấp trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa xuân năm 2018

Trong những tuần đầu năm 2018, tình hình dịch cúm trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, bùng phát tại Mỹ và Hồng Kông, Triều Tiên. Dịch sởi xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tý lệ nhiễm vi rút cúm nhập viện có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc sởi tại một số bệnh viện. Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất và các tháng đầu xuân năm 2018 nhằm hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và tử vong do sởi và cúm ở người, ngày 13/02/2018 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 153/CT-BYT gửi các đơn vị y tế để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Chỉ thị dưới đây:

Xem chi tiết Next

Câu chuyện uống rượu bia mùa lễ hội

Năm 2017, ghi nhận số vụ mắc ngộ độc rượu tăng đột biến, đặc biệt là rượu có methanol, tổng số có 10 vụ với 115 người nhập viện và 11 người tử vong. Cả nước hiện có hơn 320 cơ sở sản xuất rượu với quy mô lớn, sản xuất khoảng 360 triệu lít rượu/năm; các cơ sở sản xuất nhỏ có sản lượng dưới 1 triệu lít/năm và các hộ gia đình tự sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm.

Xem chi tiết Next

​Tết Mậu Tuất an bình, không dịch bệnh

Trong năm 2017, nhiều dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm đã xảy ra trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như cúm A(H7N9), MERS-CoV, sốt vàng, Lassa, …., nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta và bùng phát trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 là rất lớn do sự giao lưu đi lại của người dân và nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao.

Xem chi tiết Next
Thong ke