​Khuyến cáo phòng chống bệnh đau mắt đỏ

14/02/2017 In bài viết

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng;  không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

5. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng. 

 


Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế






 

Admin

Tin tức liên quan

Khuyến cáo Phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người.

Biểu hiện của bệnh: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể, cơ thể lạnh, tụt huyết áp,... Bệnh dễ diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Cúm A(H7N9) đang gia tăng mạnh tại Trung Quốc

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tới nay tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 340 trường hợp mắc chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017.

Xem chi tiết Next

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tiêm vắc xin phòng Sốt vàng khi đến các khu vực đang có dịch trước tình hình bệnh sốt vàng đang gia tăng tại Brasil


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt vàng hiện đang lưu hành tại 42 quốc gia, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 12/2016 đến nay Brazil đã liên tục ghi nhận các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh Sốt vàng tại 4 bang (Bahia, Espírito Santo, Minas Gerais, São Paulo) của nước này. Đến nay, đã có 364 trường hợp mắc trong đó có 49 trường hợp tử vong. WHO đánh giá đây là đợt dịch lớn nhất, rộng nhất tại Brazil kể từ năm 2000 và người đến vùng dịch có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút Sốt vàng.

Xem chi tiết Next

Công văn của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố với số mắc tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%), trong đó tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có giao lưu thương mại, du lịch nhiều với nước ta. Đồng thời theo thông báo của Tổ chức Thú y Quốc tế (OIE) tại tỉnh Sveyrieng (Cam Pu Chia) đã xảy ra một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm. Vì vậy khả năng xâm nhập dịch bệnh vào nước ta là rất cao. Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người, cụ thể như sau:

Xem chi tiết Next
Thong ke