​Mẹo phòng tránh nhiễm giun đường ruột ở trẻ

11/03/2019 In bài viết

Nếu trẻ thường xuyên kêu đau bụng và mức độ đau không giảm dần mà có thể tăng lên, đây có thể là dấu hiệu trẻ nhiễm giun đường ruột và cần nhanh chóng đi khám
Nếu trẻ thường xuyên kêu đau bụng và mức độ đau không giảm dần mà có thể tăng lên, đây có thể là dấu hiệu trẻ nhiễm giun đường ruột và cần nhanh chóng đi khám.

Những mẹo dưới đây có thể giúp trẻ tránh nhiễm giun đường ruột:
  
1.Tránh sử dụng nước máy khi đánh răng

Trẻ có thể nuốt nước khi đánh răng. Vì nước máy không được lọc nên nguy cơ giun xâm nhập vào cơ thể là cao. Do vậy, tốt nhất là bạn nên để một chai nước lọc cạnh bồn rửa để cho trẻ đánh răng.

2.Giám sát trẻ trong khi tắm

Cũng tương tự như khi đánh răng, trẻ có thể uống phải nước trong khi tắm, do vậy cũng có nguy cơ bị nhiễm giun.

3. Nhắc trẻ rửa sạch tay, đặc biệt là trước khi ăn

Vì trẻ thường nghịch đất và những hoạt động vui chơi có thể khiến tay trẻ bị bẩn. Do vậy, không rửa tay sau khi chơi, đặc biệt là trước bữa ăn có thể giúp trứng giun xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy cần hình thành thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Hơn nữa, thực hành những thói quen vệ sinh tốt này sẽ giảm nguy cơ bệnh cúm và ngộ độc thực phẩm.

4. Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên và ngăn trẻ cắn móng tay

Móng tay và vùng da dưới móng chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và nấm men khác nhau. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến trong móng tay là Staphylococcus Aureus, có thể gây nhiễm trùng da như mụn, áp xe và là môi trường cho giun phát triển. Ngoài ra, ăn thực phẩm với tay bẩn có thể “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng và ruột. Do vậy, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ và ngăn trẻ cắn móng tay có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm giun đường ruột.

5. Tránh thực phẩm đường phố

Thực phẩm đường phố, nhất là những món chứa nhiều đường thường thu hút nhiều ruồi và không đảm bảo vệ sinh, là môi trường để trứng giun xâm nhập vào ruột. Vì vậy, trẻ cần tránh những thực phẩm này để tránh nguy cơ ô nhiễm từ thực phẩm.

6. Rửa sạch rau, đặc biệt là trước khi làm sa lát

Ăn rau quả sống và sa lát tốt cho sức khỏe nhưng với điều kiện bạn cần chắc chắn rửa chúng đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm giun và nhiễm trùng. Tốt nhất là nên rửa sạch dưới vòi nước.
 
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

Xử trí đúng cách khi trẻ sốt cao

Khi trẻ bị sốt cao là dấu hiệu trẻ đang bị một bệnh nào đó. Một trong những nguyên nhân hay gặp khi thời tiết nắng nóng là cảm nhiệt. Ngoài ra, sốt có thể gặp trong các bệnh cấp tính khác nhất là viêm đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách xử trí tại nhà trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân.

Xem chi tiết Next

Cách phòng 5 bệnh thường gặp ở tuổi học đường

Có 5 bệnh thường gặp mà trẻ em thường mắc phải ở trường và cha mẹ nên biết về các triệu chứng phổ biến, cách phòng ngừa bệnh và khi nào cần cho trẻ đi khám bệnh.

Xem chi tiết Next

Đái tháo đường và lao phổi: Mối liên quan nguy hiểm

Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là hai loại bệnh khác nhau nhưng lại có liên quan tới nhau: ĐTĐ là một trong những yếu tố thúc đẩy cho bệnh lao tiến triển.

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế chỉ cách phòng chống nhiễm bệnh sán lợn hiệu quả nhất

Sán lợn đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình kể từ thông tin hơn 200 trẻ em ở Thuận Thành (Bắc Ninh) bị nhiễm sán lợn. Vậy, cách phòng chống nhiễm sán lợn hiệu quả nhất là gì?

Xem chi tiết Next
Thong ke