HÔM NAY (14/6/2015) HÀN QUỐC TIẾP TỤC GHI NHẬN THÊM 07 TRƯỜNG HỢP MẮC MERS-COV
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
15/06/2015 In bài viết
Sáng ngày 14/6, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Mít tinh hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” cấp quốc gia lần thứ V tại Khu CR 4-2, The Crescent (Khu đô thị Phú Mỹ Hưng), phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Đây là hoạt động thường niên của Bộ Y tế nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và kêu gọi sự quan tâm, hợp tác hơn nữa của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, hoạt động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” thể hiện mạnh mẽ sự cam kết chung của cộng đồng 10 nước thành viên ASEAN với quyết tâm hướng tới một cộng đồng ASEAN không có sốt xuất huyết.
Tham dự và chủ trì Mít tinh GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ Trưởng Bộ Y tế và đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh. Tham dự buổi lễ có hơn 3000 đại biểu đại diện Văn phòng Chính phủ, UBND và các Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện của 24 tỉnh, thành phố; Đại biểu các Bộ, Ban ngành, Đoàn thể; Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế; Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam;… và đông đảo thanh niên, học sinh và nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố, cùng đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí trên cả nước.
Phát biểu khai mạc Mít tinh, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Bệnh sốt xuất huyết lưu hành phổ biến tại hầu hết các địa phương trên toàn quốc, mỗi năm ghi nhận từ 50.000 đến 100.000 người mắc bệnh và hàng chục người tử vong. Với sự nỗ lực của Chính quyền, ngành y tế, các ban, ngành, đoàn thể và người dân, số mắc và tử vong do sốt xuất huyết đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước đây, nhưng vẫn còn ở mức cao. Sốt xuất huyết vẫn là một trong bệnh truyền nhiễm gây gánh nặng bệnh tật lớn tại Việt Nam. Sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ bùng phát dịch gây ảnh hưởng đến an ninh y tế và sức khỏe người dân. Sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu làm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển tại các hộ gia đình, các công trình xây dựng, nhà trọ, lán trại,… Hiện nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và một số địa phương vẫn chưa vào cuộc một cách mạnh mẽ, vẫn chưa quan tâm và phối hợp mạnh mẽ với ngành y tế.
Nhằm mục đích triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết, Thứ trưởng đề nghị: (1) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Tập trung quyết liệt các hoạt động diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy), duy trì hoạt động hàng tuần nhằm biến hoạt động trên trở thành thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình, mỗi người dân. (3) Các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục đến các thành viên, hội viên, người dân , giúp mọi người cùng hiểu và trực tiếp tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. (4) Các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí phối hợp phối hợp với ngành y tế thường xuyên đưa tin bài khuyến cáo biện pháp phòng bệnh để người dân chủ động, tích cực thực hiện. Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu ngành Y tế các địa phương có giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất với tình hình thực tế địa phương để tham mưu cho cấp Ủy Đảng, chính quyền sở tại triển khai tốt công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Để thành công trong cuộc chiến phòng chống bệnh sốt xuất huyết Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long kêu gọi từng hộ gia đình mỗi tuần hãy dành 10 phút để: Kiểm tra, phát hiện lăng quăng, bọ gậy, thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín các lu, bể chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng, thường xuyên thay nước ở bình bông/lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh…; Loại bỏ các vật phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng; Phối hợp, tạo điều kiện cho ngành y tế trong việc phun hóa chất khi có dịch xảy ra, tránh hiện tượng bỏ sót các hộ gia đình không được phun hóa chất diệt muỗi. Thứ trưởng tin rằng với tỉnh thần quyết liệt, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của mỗi người dân, Việt Nam sẽ triển khai tốt các biện pháp thiết thực, hữu hiệu trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng như các chính quyền, đoàn thể các tỉnh, thành trên cả nước, đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh, nhấn mạnh rằng để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, chính quyền cần thiết phải triển khai các biện pháp chế tài đối với các tổ chức, các cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, để tồn tại các nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn quản lý. Các Ban, Ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cần chỉ đạo thường xuyên từ cấp thành phố đến cấp cơ sở để lồng ghép nội dung phòng chống sốt xuất huyết vào nội dung sinh hoạt và tuyên truyền định kỳ của cơ quan, đơn vị mình cho Hội viên, đoàn viên. Và đặc biệt phải có biện pháp giám sát thực hiện việc thực hiện của các Hội viên, đoàn viên, thành viên đơn vị mình. Đồng chí Hứa Ngọc Thuận cũng hy vọng rằng các tổ chức, cá nhân và nhất là mỗi người dân thành phố hiểu được ý nghĩa của công tác phòng chống sốt xuất huyết và thực hiện những hành động cụ thể, thiết thực vì một cộng đồng không còn sốt xuất huyết như mong muốn của các quốc gia ASEAN.
Tại buổi Mít tinh, ông Lê Văn Tuân, thay mặt cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam cũng chia sẻ những băn khoăn về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên thế giới hiện nay: Sốt xuất huyết đã lan rộng trên toàn cầu với hơn 100 quốc gia thuộc châu Phi, châu Mỹ, vùng Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, và Tây Thái Bình Dương. Theo thống kê của WHO, ước tính có hơn 2,5 tỉ người tương đương với 40% dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Hàng năm có khoảng 50-100 triệu ca mắc trên phạm vi toàn thế giới với khoảng 250.000 ca thể nặng. Khu vực châu Á Thái Bình Dương là bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 75% số ca mắc được ghi nhận trên toàn cầu.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất thành công trong việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết gây ra trên cả nước. Tổ chức Y tế thế giới đánh gia cao những nỗ lực và thành công này. Nhưng việc phòng ngừa nhiễm sốt xuất huyết lại chưa được thành công như mong muốn, do nhiều lý do song có một yếu tố quan trọng là môi trường sinh sản của muỗi. Để phòng chống bệnh, điều quan trọng là phải kiểm soát các loại muỗi truyền vi rút sốt xuất huyết và để làm được điều đó, cần loại trừ môi trường nơi muỗi đẻ trứng và nơi lăng quăng phát triển trước khi trưởng thành. Điều này có nghĩa nếu từng hộ gia đình không nỗ lực, bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể lan tràn trong cộng đồng.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc hỗ trợ các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam trong thời gian tới, nhằm đạt những mục tiêu quan trọng đã đề ra trong chương trình phòng chống sốt xuất huyết của quốc gia.
Ngay sau Mít tinh, Lãnh đạo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh và đại diện các đơn vị liên quan kiểm tra công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Trạm Y tế phường Bình Thuận, Quận 7, Tp.HCM và thăm hỏi tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết của nhân dân tại nơi đây. Qua kiểm tra vẫn thấy có lăng quăng (bọ gậy) tại một số hộ dân, đoàn công tác đã hướng dẫn và nhắc nhở để người dân áp dụng các biện pháp loại trừ như không để nước đọng trong các đồ phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến, thả cá diệt lăng quăng (bọ gậy)…
Thông qua Mít tinh và các hoạt động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”, Bộ Y tế mong nhận được sự quan tâm và hợp tác đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công cuộc phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sốt xuất huyết nói riêng. Trong đó, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, tuyên tuyền, nâng cao nhận thức của người dân nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, hướng tới mục tiêu không còn sốt xuất huyết.
Một số hình ảnh hoạt động:
Admin
Ngày 13/6/2015, Hàn Quốc thông báo ghi nhận thêm 12 trường hợp mắc mới MERS-CoV và 3 trường hợp tử vong. Như vậy kể từ ngày trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại nước này (20/5/2015) Hàn Quốc đã ghi nhận tổng số 138 trường hợp mắc/14 tử vong.
Xem chi tiết