​​Ngừa bệnh do thời tiết

02/03/2020 In bài viết

Thời tiết lạnh, ẩm thất thường kèm với nguy cơ cao mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Đây là đợt cao điểm của các chứng bệnh như viêm họng, ho và sổ mũi.
Thời tiết lạnh, ẩm thất thường kèm với nguy cơ cao mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Đây là đợt cao điểm của các chứng bệnh như viêm họng, ho và sổ mũi. Tuy nhiên, trời lạnh không phải nguyên nhân khiến chúng ta ốm mà chính nhiệt độ thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Virus tồn tại và sinh sôi nảy nở nhanh chóng ở điều kiện nhiệt độ thấp gây ra sự bội nhiễm cho con người. Thêm vào đó, thời tiết lạnh hơn có thể làm giảm phản ứng miễn dịch, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc bệnh ở người.

Virus hoạt động mạnh trong điều kiện thời tiết thuận lợi

Rhinovirus, loại virus phổ biến nhất gây chứng cảm lạnh thông thường, có thể phát huy tối đa khả năng gây bệnh trong môi trường khô và lạnh. Khi virus lần đầu tiên tiếp xúc với cơ thể, cụ thể là mũi hoặc cổ họng, nó sẽ nhanh chóng sinh sôi để gây nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể càng giảm thì virus có điều kiện nhân lên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh hơn làm cho virus cúm mạnh mẽ hơn và khó bị đánh bại bởi sức đề kháng của cơ thể cũng như thuốc kháng sinh. Ngược lại, trong thời tiết ấm áp, ẩm ướt, virus trở nên yếu hơn, do đó ít có khả năng lây lan từ người sang người.

Hệ miễn dịch giảm mạnh - lây lan bệnh nhanh

Không khí khô hơn làm suy yếu khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch.Nhiệt độ thấp về cơ bản sẽ làm cho các  lớp tế bào biểu mô vốn đã rất nhạy cảm, nay lại rất dễ bị khô bề mặt, tổn thương, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập bạch cầu khó tiếp cận với màng nhầy hơn. Ngoài ra, do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và chủ yếu ở trong nhà để tránh rét nên con người sẽ bị thiếu vitamin D, một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt.

Các virus cảm lạnh thông thường sẽ lây qua đường không khí. Điều này là dễ hiểu khi ở trong nhà cùng người bệnh sẽ rất dễ lây lan. Một cơn ho có thể bắn ra vi trùng xa đến gần 2m. Hầu hết các vi trùng có thể tồn tại trong không khí trong một khoảng thời gian nhất định. Rhinovirus và các loại virus cảm lạnh khác có thể sống sót tới 7 ngày, trên bề mặt bàn hoặc tay nắm cửa. Virus cúm thường chỉ có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ. Vào mùa đông, và đặc biệt là khi trời lạnh, mọi người tụ tập trong nhà nhiều hơn, đồng nghĩa với khả năng lây lan virus cao hơn.

Phòng bệnh đúng cách

Mọi người nên ngăn ngừa cảm lạnh ngay từ đầu thay vì đợi mắc bệnh mới điều trị. Rất nhiều người không hề biết rằng, chỉ cần vài biện pháp đơn giản có thể ngăn ngừa ốm vô cùng hiệu quả. Bất kì ai cũng không nên chủ quan với sức khỏe của mình khi trời lạnh. Cần biết cách bảo vệ, giữ gìn sức khỏe, giữ ấm cơ thể, ăn uống ưu tiên các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Hạn chế ăn đồ ăn lạnh dễ khiến cơ thể bị lạnh. Phải rửa tay thường xuyên bởi virus lây từ người sang người và rửa tay có thể ngăn chặn sự lây lan.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày nhưng phải ở nơi kín gió và có thiết bị sưởi hoặc ủ ấm để tránh nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh; rèn luyện sức khỏe hàng ngày... Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh để tránh nguy cơ bị trúng gió, cảm lạnh. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

Cách tập thể dục nào tốt nhất cho phụ nữ?

Luyện tập giúp phụ nữ có thân hình thon gọn, làn da sáng mịn, tinh thần minh mẫn, yêu đời mà không phải “thần dược” nào cũng có thể thay thế.

Xem chi tiết Next

​Dị ứng thời tiết, xử trí thế nào?

Hiện nay, dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp. Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Dị ứng thời tiết gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Xem chi tiết Next

​Các vị trí cần vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc để phòng dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo, những vị trí có tiếp xúc thường xuyên như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

Xem chi tiết Next

​Nhận biết các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời.

Xem chi tiết Next
Thong ke