Tin tức

Tin tức

​Nhiều phụ huynh từ chối chích vắc xin ComBe Five cho con

09/05/2019 In bài viết

Nhiều phụ huynh nói không với ComBe Five
Nhiều phụ huynh nói không với ComBe Five

“Muốn biết vắc xin ComBe Five có an toàn hay không chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “trẻ tử vong sau tiêm ComBe Five” sẽ có câu trả lời rõ nhất. Đây không phải là những thông tin vỉa hè mà là tin từ báo chí chính thống của nhà nước. Tôi không quan tâm nhiều đến những lý giải của ngành y tế về các nguyên nhân khác quan, chủ quan… nhưng rõ ràng nhiều trẻ đã tử vong có liên quan đến loại vắc xin này. Tốn thêm chút tiền để tiêm vắc xin dịch vụ, an toàn hơn cho con hay tiết kiệm chút tiền nhưng con có thể sẽ gặp nguy hiểm? Ai lựa chọn thế nào là quyền của họ, riêng tôi thì nói không với ComBe Five”.
Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Hương (31 tuổi, ngụ tại quận 8, TPHCM) khi trao đổi với phóng viên về lựa chọn tiêm chủng loại vắc xin nào cho con. Thực tế triển khai tiêm chủng loại vắc xin mới này trên địa bàn TPHCM đang đối mặt với làn sóng “không đồng thuận” của rất nhiều bậc phụ huynh.

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác y tế dự phòng tháng 5 (ngày 8/5), đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết: “Thành phố đã tổ chức cho trẻ tiêm chủng miễn phí vắc xin ComBe Five ngừa các bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib để thay thế cho vắc xin Quinvaxem. Từ ngày 11/2/2019 đến nay toàn thành đã tiêm được hơn 16.500 mũi trên nhóm trẻ dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên, việc tổ chức tiêm chủng đang đối mặt với nhiều khó khăn. BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết: “Qua giám sát tại một trạm y tế cho thấy, số trẻ mời tiêm là 114 trẻ, nhưng số trẻ ra tiêm chỉ có 23 trẻ, sau khi tư vấn chỉ có 6 trẻ được phụ huynh đồng thuận tiêm. Đang có tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh về tính an toàn của vắc xin ComBe Five khi tiêm chủng cho trẻ”.

Tỷ lệ phản ứng với ComBe Five trong ngưỡng an toàn:

Theo số liệu phân tích của Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, trong số hơn 16.500 trẻ tiêm chủng vắc xin ComBe Five có 1.218 trường hợp bị phản ứng (đều là phản ứng nhẹ). Tỷ lệ trẻ gặp phản ứng bất lợi chiếm 7,3% trên tổng số mũi tiêm, nhưng không có trường hợp tai biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo BS Lê Hồng Nga: “Trong những đợt triển khai thí điểm tiêm vắc xin ComBe Five của Bộ Y tế tại một số tỉnh thành, tỷ lệ phản ứng chiếm khoảng 5% đến 10% trên tổng số mũi tiêm. Nếu so sánh tỷ lệ phản ứng thông thường 7,3% của trẻ tại TPHCM với kết quả thí điểm của Bộ Y tế thì vẫn nằm trong ngưỡng và thấp hơn tỷ lệ phản ứng sau tiêm trong y văn ghi nhận”.

Tiêm chủng đầy đủ là "bùa hộ mệnh" cho cả cuộc đời của con trẻ

Ngoài tâm lý lo lắng của phụ huynh, đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho rằng sự yếu kém của nhân viên y tế trong công tác tư vấn tiêm chủng đang là rào cản lớn đối với hoạt động tiêm chủng. Việc quản lý, điều tra đối tượng tiêm chủng tại các địa phương còn rất yếu; nhân viên y tế làm không hết trách nhiệm trong hoạt động tư vấn cho phụ huynh theo dõi sau tiêm chủng tại nhà; số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng được quản lý thấp hơn nhiều so với hệ thống tiêm chủng quốc gia…
Để lấp khoảng trống miễn dịch ở thời điểm tháng 9 và tháng 10 năm 2018 do Việt Nam bị thiếu vắc xin, TPHCM sẽ tổ chức chiến dịch tiêm bù vắc xin ComBe Five. Theo đó, những trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa tiêm hoặc tiêm không đủ mũi sẽ được chích bù bằng vắc xin ComBe Five, những trẻ trên 12 tháng sẽ căn cứ theo tiền sử tiêm chủng để sử dụng vắc xin DPT (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà) và viêm gan B.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về khám, chỉ định trước tiêm chủng, theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố khuyến cáo các gia đình có trẻ em (không phân biệt thường trú hay tạm trú) cần liên hệ trạm y tế nơi cư ngụ để được tư vấn về tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng bắt buộc.

Tất cả trẻ em sinh ra đều được quyền tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng. Cha mẹ có nhu cầu sử dụng vắc xin dịch vụ (vắc xin có thu phí) để chích ngừa cho trẻ vẫn phải tuân thủ lịch tiêm chủng bắt buộc của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm đầu đời.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

Trình trạng thiếu hụt kháng thể đối với vi rút sởi ở phụ nữ có thai và nguy cơ mắc sỏi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, sau nhiều năm triển khai tiêm chủng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do sởi. Tuy nhiên, đến nay các vụ dịch sởi vẫn xảy ra kể cả ở các nước phát triển và có tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi cao.

Xem chi tiết Next

Hỏi đáp về vắc xin DPT-VGB-Hib (SII)

Trong năm 2018, Bộ Y tế đã quyết định sử dụng vắc xin ComBE Five thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình TCMR. Để chủ động nguồn cung ứng vắc xin, Bộ Y tế đã khuyến khích thêm các nhà sản xuất khác đăng ký sản phẩm có thành phần DPT-VGB-Hib tương tự. Vắc xin DPT-VGB-Hib do Viện huyết thanh Ấn độ (SII) sản xuất với thành phần, lịch tiêm chủng và hiệu quả phòng bệnh tương đương như vắc xin DPT-VGB-Hib đã sử dụng trong chương trình TCMR (Quinvaxem và ComBE Five). Vắc xin này đã được cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam từ tháng 9 năm 2018.
Nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về vắc xin DPT-VGB-Hib (SII), Dự án TCMR biên soạn tài liệu tài liệu “Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp DPT-VGB- Hib do Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất trong Tiêm chủng mở rộng”, và hỏi đáp về vắc xin DPT-VGB-Hib (SII), tài liệu này sẽ giúp cán bộ y tế sử dụng vắc xin an toàn cũng như truyền thông cho các bậc cha mẹ và cộng đồng trong quá trình triển khai vắc xin này.

Xem chi tiết Next

Chủ động phòng chống dịch bệnh xuân - hè

Hiện nay, đang là thời điểm giao mùa xuân – hè, nền nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và lây truyền qua véc tơ như: Cúm các chủng, sởi,rubella, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B, viêm não mô cầu…

Xem chi tiết Next

Chăm sóc trẻ bị rôm sẩy, mẩn ngứa

Rôm sảy thực chất là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng… nhất là với những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều.

Xem chi tiết Next
Thong ke