​Ốc sên có thể truyền bệnh viêm não màng não do giun

04/01/2015 In bài viết

Hàng năm, nước ta vẫn ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh viêm não màng não do nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis (A. cantonensis)

Hàng năm, nước ta vẫn ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh viêm não màng não do nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis (A. cantonensis) với những biểu hiện hội chứng  não-màng não như đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, kích thích màng não và có thể bị viêm các dây thần kinh gây liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác, những trường hợp nặng có thể biểu hiện co giật, liệt, nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê. Bệnh kéo dài vài ngày đến vài tháng có thể dẫn đến tủ vong. ...

Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm giun A. cantonensis, đây là một loại giun tròn ký sinh ở phổi chuột và chuột thải ấu trùng giun ra ngoại cảnh qua phân. Ngoài môi trường, ấu trùng ký sinh ở vật chủ trung gian là các loại nhuyễn thể ở đất hoặc ở biển (ốc nước ngọt Ackhatia, ốc sên ... ). Do đó người khi ăn phải ốc sên, tôm, cua có ấu trùng hoặc ăn rau sống dính chất nhờn của ốc có ấu trùng, uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm loại giun này. Ấu trùng giun A. cantonensis vào cơ thể người sẽ ký sinh ở não hoặc đến các phủ tạng khác, chủ yếu ký sinh ở hệ thần kinh trung ương.

Gần đây, tại một số cơ sở y tế đã phải tiếp nhận và điều trị nhiều ca bệnh nặng nghi do nhiễm giun A. cantonensis có diễn biến nguy kịch, trong đó có trường hợp đã tử vong do sử dụng ốc sên không được nấu chín để làm thức ăn với lý do như làm mồi nhậu, ăn để chữa bệnh, làm đẹp da,…. Trong khi các đặc tính về chữa bệnh bệnh của ốc sên sống chưa được nghiên cứu và chứng minh thì những nguy cơ bị mắc bệnh viêm não màng não do bị nhiễm giun A. cantonensis khi ăn ốc sên sống, không được nấu chín là rất cao.

Để chủ động phòng chống bệnh viêm não màng não do bị nhiễm giun A. cantonensis, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Thực hiện tốt việc an toàn thực phẩm:
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái ốc sên với bất kỳ lý do gì.
- Không nên ăn các thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ chế biến từ ốc, tôm, cua, cá ...  dưới mọi hình thức.
- Tránh ăn thức ăn sống đã bị ốc hoặc sên làm nhiễm bẩn, rửa sạch rau để loại bỏ các loài nhuyễn thể nhiễm ấu trùng gây bệnh.

2. Vệ sinh môi trường
Thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện diệt chuột ở khu dân cư sinh sống để cắt đứt vòng đời sinh học của giun A. cantonensis, phòng tránh nguy cơ gây mắc bệnh cho người.

3. Kịp thời đến các cơ sở y tế
Nếu đã ăn các loại thức ăn từ ốc sên hoặc tôm, cua ốc chưa nấu chín mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như sốt, đau đầu, buồn nôn …cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Bộ Y tế thành lập 8 Đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2014

Bộ Y tế thành lập 8 Đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2014

Xem chi tiết Next

Hội nghị trực tuyến Triển khai kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng

Ngày 27/9, tại Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến Triển khai kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng.

Xem chi tiết Next

Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm đang là mối đe dọa lớn với sức khỏe toàn cầu, gây ra số ca tử vong chiếm tới 2/3 tổng số tử vong do tất cả các nguyên nhân.

Xem chi tiết Next

Công văn gửi Vụ Công tác học sinh, sinh viên về tăng cường về phòng chống bệnh đau mắt đỏ

Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ (viêm két mạc cấp) xuất hiện tại một số địa phương trong cả nước, bệnh có nguy cơ gia tăng, lan rộng, đặc biệt tại các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.

Xem chi tiết Next
Thong ke