Cập nhật tình hình dịch bệnh Mers-CoV đến ngày 16/6/2015
Thứ Hai, ngày 15/6/2015, nhiều trường học tại Hàn Quốc bắt đầu mở cửa trở lại. Các chuyên gia đánh giá số ca mắc MERS-CoV tại Hàn Quốc có xu hướng chậm lại.
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
16/06/2015 In bài viết
Quỹ nâng cao sức khỏe theo mô hình hiệu quả mới nhất của Thái Lan nhằm tạo dựng nguồn tài chính bền vững để giảm thiểu gánh nặng sức khỏe do bệnh không lây nhiễm gây ra.
Hiện nay bệnh không lây nhiễm (KLN) đang trở thành “đại dịch” không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả ở những nước đang phát triển như Việt Nam và là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu.
Để thực hiện thành công việc kiểm soát bệnh KLN: hạn chế số người mắc bệnh, giảm tỷ lệ tàn tật, tử vong sớm do mắc các bệnh KLN, cần có sự cam kết và vào cuộc của chính phủ và đặc biệt, cần có nguồn tài chính bền vững cho hoạt động nâng cao sức khỏe.
Chính phủ cần đầu tư thích đáng cho hoạt động này vì đây là đầu tư chi phí thấp, hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế là nhà nước không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiện toàn bộ những can thiệp cần thiết, những sáng kiến hiệu quả, đặc biệt là trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Do đó cần huy động tài chính và sự tham gia của xã hội.
Giải pháp huy động nguồn tài chính đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công đồng thời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích nhân rộng đó là thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe. Hiện nay việc hình thành Quỹ Nâng cao sức khỏe đã trở thành xu thế chung từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển. Quỹ sẽ làm giảm chi phí kinh tế - xã hội do lối sống không lành mạnh mang lại.
Thái Lan là một trong số các nước đã thành công trong việc thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe Thái Lan (viết tắt là ThaiHealth) từ năm 2001, thông qua một đạo luật cùng tên, qua đó thiết lập một cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động nâng cao sức khỏe nhân dân. Quỹ được hình thành với mục tiêu nâng cao sức khỏe cho người dân với tầm nhìn: Mọi người Thái Lan đều được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành từ khoản phụ thu được tính bằng 2% giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với 2 sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe là thuốc lá và rượu bia.
Theo ước tính Quỹ Nâng cao sức khỏe của Thái Lan chỉ chiếm 1% tổng chi cho y tế hàng năm nhưng đã cung cấp tài chính cho trên 1000 dự án nâng cao sức khỏe mỗi năm. Quỹ được điều phối bởi Ban quản lý gồm đại diện của 8 bộ ngành và 8 chuyên gia độc lập. Để bảo đảm minh bạch, ThaiHealth hoạt động theo điều lệ với các quy định rất cụ thể; thực hiện kiểm toán nội bộ và chịu sự kiểm toán nhà nước; hàng năm báo cáo hiệu quả hoạt động và thu chi trước Quốc hội. Nguồn quỹ của Thaihealth bao gồm 30% từ thuốc lá và 70% từ rượu bia, tuy nhiên số tiền Quỹ chi cho phòng, chống tác hại thuốc lá chỉ chiếm khoảng 9%, cho phòng chống rượu bia khoảng 12%, số còn lại chi cho các hoạt động nhằm thực hiện các biện pháp để nâng cao sức khỏe khác, nhờ đó rất nhiều hoạt động cảnh báo, dự phòng để nâng cao sức khỏe được hưởng lợi từ Quỹ này.
Sau một thời gian thực hiện mô hình quỹ nâng cao sức khỏe, đến năm 2010, Thái Lan đã đạt được những thành tựu: xây dựng 21 văn bản chính sách công (Chiến lược quốc gia về kiểm soát thuốc lá 2010 - 2014, Chiến lược kiểm soát rượu, Nghị quyết về quản lý thừa cân béo phì, Luật bình đẳng giới…), 10 văn bản cấp tỉnh/địa phương, 2 tổ chức mới (Bệnh viện Nâng cao sức khỏe cấp huyện)… và góp phần giúp Thái Lan đạt được nhiều kết quả cụ thể như giảm tỉ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành từ 35% (1991) xuống 19% (2009), từ năm 1999 đến năm 2009 số tử vong do tai nạn giao thông giảm từ 11.267 xuống còn 10.717 ca, tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở nhóm trên 15 tuổi giai đoạn 2008-2009 giảm 19,8% khi so sánh giai đoạn 2003-2004.
Mô hình này được đánh giá là rất hiệu quả và bền vững do đảm bảo được nguồn tài chính lâu dài và huy động được các ngành, các cấp và đông đảo các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia xây dựng và thực hiện các sáng kiến nâng cao sức khỏe trên toàn quốc. Đây cũng là mô hình Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng trong tương lai để triển khai thành công các hoạt động phòng chống các bệnh không lây nhiễm, phòng chống tác hại của rượu bia và đồ uống có cồn.
Admin
Thứ Hai, ngày 15/6/2015, nhiều trường học tại Hàn Quốc bắt đầu mở cửa trở lại. Các chuyên gia đánh giá số ca mắc MERS-CoV tại Hàn Quốc có xu hướng chậm lại.
Xem chi tiếtHội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tỉnh Bến Tre đã tiến hành điều tra và tổ chức họp ngày 16/6/2015 với sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng, chuyên gia Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1 để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ. Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất kết luận: trẻ tử vong do sốc nhiễm trùng - nhiễm trùng huyết giai đoạn chu sinh, không liên quan tới tiêm chủng.
Xem chi tiếtSáng ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì họp đánh giá tình hình triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh MERS-CoV và kế hoạch trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp có GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và đại diện các tiểu ban phòng chống dịch bệnh, đại diện Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh Viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bắc Thăng long.
Xem chi tiếtTính đến 17/6/2015, tổng số mắc trên thế giới là: 1329 nhiễm Điểm neoMERS-CoV , 466 ca tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Xem chi tiết