​Rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư

21/04/2017 In bài viết

Đó là thông tin đáng chú ý được chia sẻ trong Hội thảo Cung cấp thông tin báo chí về phòng, chống tác hại của rượu, bia và ung thư vào sáng nay, ngày 19/4/2017, tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư

Đó là thông tin đáng chú ý được chia sẻ trong Hội thảo Cung cấp thông tin báo chí về phòng, chống tác hại của rượu, bia và ung thư vào sáng nay, ngày 19/4/2017, tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

 

TS Trương Đình Bắc phát biểu khai mạc Hội thảo

Ở Việt Nam, số ca tử vong vì ung thư chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong trên cả nước, chỉ xếp thứ hai sau số tử vong do các bệnh tim mạch. Theo công bố năm 2012 của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), mỗi năm tại nước ta có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư các loại và95.000 người tử vong do ung thư.Năm bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng, còn 5 bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới là ung thư vú, phổi, gan, cổ tử cung và dạ dày.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo thì nguyên nhân gây bệnh ung thư rất phức tạp. Sự phát triển bệnh ung thư là hậu quả của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong của mỗi người (giới, gen, tuổi…) và các yếu tố nguy cơ bên ngoài. Theo Tổ chức Y tế thế giới, những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổ biến nhất có thể phòng tránh được lần lượt là: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân béo phì và thiếu hoạt động thể lực, nhiễm virus HPV lây truyền qua đường tình dục, các tác nhân ung thư nghề nghiệp. Ngoài ra còn các yếu tố quan trọng khác làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như nhiễm vi rút viêm gan B, C (gây ung thư gan), ô nhiễm môi trường, thực phẩm, chất phóng xạ….

Đối với việc sử dụng rượu bia và ung thư, PGS.TS Trần Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứuphòng, chống cứu ung thư cho biếtCơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế căn cứ trên các bằng chứng khoa học đã đưa ra kết luận: Rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư ở người gồm: ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.Trong năm 2016, Cơ quan y tế của Vương quốc Anh cũng đã ban hành Khuyến nghị mới về sử dụng đồ uống có cồn trong đó cảnh báo rằng uống rượu bia với bất kỳ mức độ nào cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư.

Tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia được sản xuất và tiêu dùng đang gia tăng nhanh chóng, từ 2.400 triệu lít bia, 59 triệu lít rượu công nghiệp năm 2010 tăng lên 3.400 triệu lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp và khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu năm 2015.Theo kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới và 11% nữ giới trưởng thành hiện tại đang sử dụng rượu, bia và có tới gần 45% số nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại cho sức khỏe. Không những thế tình trạng uống rượu bia đang ngày cảng phổ biến ở giới trẻ. Một nghiên cứu năm 2013 ở học sinh lớp 8-12 trên toàn quốc cho thấy có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua, trong số đó 49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi. Việc gia tăng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam là nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung.

TS Trương Đình Bắc khẳng định việc ban hành và thực thi Luật phòng, chống tác hại rượu bia là giải pháp ưu tiên hàng đầu để kiểm soát tác hại của rượu bia. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Luật này, trong đó tập trung vào các nội dung như: Chính sách về thuế và giá; kiểm soát quảng cáo rượu, bia; kiểm soát sự tiếp cận với rượu, bia (điểm bán, giờ bán); kiểm soát việc sử dụng rượu bia ở trẻ em (như quy định độ tuổi hoặc địa điểm cấm bán/uống rượu bia); phòng chống uống rượu bia và lái xe; và qản lý rượu tự nấu/rượu thủ công.

Tại Hội thảo, đại diện của Cục Y tế dự phòng cũng khuyến nghị với cộng đồng: “Để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe và xã hội, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam và một đơn vị cồn/ngày với nữ(mỗi đơn vị cồn tương đương với ¾ lon bia hoặc 1 ly/chén nhỏ rượu mạnh). Không nên uống liên tiếp quá 5 ngày/tuần. Người dân tuyệt đối không sử dụng rượu, bia trong khi điều khiển phương tiện xe cơ giới, vận hành máy móc, khi đang có thai hoặc điều trị thuốc có phản ứng với cồn, hay có tình trạng bệnh lý mà rượu, bia làm cho nặng lên. Đặc biệt, trẻ em và vị thành niên không nên uống rượu, bia. 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Phòng chống trầm cảm là trách nhiệm chung của toàn xã hội

Hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới (7/4), chương trình với chủ đề mang tên “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm” do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo và Tổ chức Y tế thế giới phối hợp tổ chức đã diễn ra tại trường THCS Đoàn Thị Điểm, Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội.

Xem chi tiết Next

Ngày sức khỏe thế giới 07/4/2017 - “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm”

Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2017 có chủ đề “Phòng, chống trầm cảm” được chọn nhằm mục đích nâng cao nhận thức của toàn xã hội về gánh nặng trầm cảm, xóa bỏ kỳ thị đối với rối loạn tâm thần nói chung, trầm cảm nói riêng và cách thức đơn giản, hiệu quả để dự phòng và giúp vượt qua trầm cảm, hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Xem chi tiết Next

Tăng huyết áp có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả

Ngày 25/4 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch” do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với tổ chức PATH tổ chức.

Xem chi tiết Next
Thong ke