​RƯỢU, BIA VÀ SỨC KHỎE NGÀY TẾT

20/01/2020 In bài viết


Nước ta đứng thứ ba khu vực châu Á về tiêu thụ rượu, bia. Rượu, bia là đồ uống thường không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng.
Nước ta đứng thứ ba khu vực châu Á về tiêu thụ rượu, bia. Rượu, bia là đồ uống thường không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng.
 
Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững…) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu). Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm. Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường đối với sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa nhiều methanol có thể gây mù mắt và tử vong, đặc biệt khi sử dụng rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên.

 
Nghiên cứu cho thấy ngay sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể bắt đầu tiến hành hoạt động đào thải rượu, bia ra ngoài. Một phần nhỏ được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) có nhiệm vụ chuyển hóa cồn trong rượu thành CO2 và nước, từ đó đào thải ra ngoài cơ thể. Song gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Trong các ngày Tết, lượng rượu, bia hấp thụ nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn. Lúc này các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… thậm chí có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan…
 
Không chỉ dịp Tết, uống rượu, bia thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột đặc biệt gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan. Đối với hệ tim mạch, uống rượu, bia gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quy ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống nhiều rượu, bia còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần.
Phụ nữ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về  thể chất, tinh thần và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ, sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
 
Để bảo đảm sức khỏe trong dịp Tết cổ truyền Canh Tý 2020 và các ngày lễ hội đầu Xuân, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:
- Tuân thủ thực hiện tốt các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Nếu có uống: không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. 
- Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
- Không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,… Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia. 
- Chỉ uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. 
 
 (Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một chén  rượu mạnh 30 ml (40%). 
 
Ban quản lý trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng
 

Admin

Tin tức liên quan

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG MÙA ĐÔNG XUÂN

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG MÙA ĐÔNG XUÂN

Xem chi tiết Next

Công văn 139/BYT-DP về việc phối hợp truyền thông phòng chống sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa đông xuân.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan truyền thông báo chí và Chính quyền các cấp, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là công tác nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thực hành vệ sinh phòng, chống bệnh truyền nhiễm sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Xem chi tiết Next

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂn

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân

Xem chi tiết Next

Công văn 138/BYT-DP V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân.

Hiện nay một số bệnh truyền nhiễm lưu hành ở Việt Nam như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi vẫn còn lưu hành ở mức cao. Trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, nên nguy cơ bệnh dịch bùng phát là rất lớn nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Thực hiện Công văn số 1696/TTg-KGVX ngày 17/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2019-2020, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:

Xem chi tiết Next
Thong ke