Tin tức

Tin tức

​Tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân COVID-19 sớm hồi phục

15/08/2020 In bài viết

Tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân COVID-19 sớm hồi phục

Sáng ngày 15/8, tại Trung tâm quản lý và điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã diễn ra lớp tập huấn trực tuyến về chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho người nhiễm COVID-19.

Hàng trăm cán bộ khoa Dinh dưỡng, khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm và các cán bộ y tế đang làm việc tại bệnh viện, khu cách ly người nghi nhiễm trên toàn quốc đã tham gia qua hệ thống trực tuyến Zoom Meetings

Phát biểu tại buổi tập huấn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Trưởng tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, ngành y tế đang căng mình chiến đấu với đại dịch COVID-19. Nhiều nhóm giải pháp được thực hiện để  giúp điều trị bệnh nhân trong đó dinh dưỡng là biện pháp quan trọng  giúp cho người bệnh phục hồi, nâng cao thể trạng.
 

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hiện bệnh nhân nặng chiếm khoảng 20% tổng số ca bệnh đang điều trị, trong đó bệnh nhân rất nặng khoảng từ 5-7%, tỷ lệ tử vong chiếm 2,1%, nhóm các bệnh nhân nặng có bệnh lý nền, các bệnh không lây nhiễm như huyết áp tim mạch tiểu dường, Thận nhân tạo…chiếm số lượng khá lớn. Việc điều trị là một thách thức lớn cho các cơ sở khám, chữa bệnh do đó dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Hội đồng chuyên môn.

Để thực hiện tốt hơn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện, TS Chu Thị Tuyết- Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng BV Bạch Mai, TS Lưu Ngân Tâm- Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy, TS Lưu Thị Mỹ Thục- Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi TW sẽ cập nhật các kiến thức về dinh dưỡng cho cán bộ y tế và trao đổi, hướng dẫn cán bộ  y tế thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trưởng thành cũng như bệnh nhi nhiễm COVID-19 đang nằm điều trị tại các bệnh viện.

Theo TS Chu Thị Tuyết, trong thời gian qua Trung tâm Dinh dưỡng BV Bạch Mai đã cử các bác sỹ hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng tại BV Bệnh Nhiệt đới TW,..Nếu bệnh nhân nặng chỉ sử dụng thuốc mà không tăng cường dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và phải nằm viện dài ngày. Do đó, các bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Tin tức liên quan

Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis)

Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore (bệnhMelioidosis)

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis)

Bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Xem chi tiết Next

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…

Xem chi tiết Next

Xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau bão lụt

​Trong khi bão lụt nước có thể ngập tràn, cuốn trôi theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, hóa chất, cây cối… làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thực hiện nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”. Ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để vận động, hướng dẫn nhân dân dọn vệ sinh kết hợp với xử lý nước và vệ sinh môi trường.

Xem chi tiết Next
Thong ke