​THÊM MỘT LOẠI VẮC XIN 5 TRONG 1 ĐƯỢC ĐƯA VÀO TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

07/05/2019 In bài viết

THÊM MỘT LOẠI VẮC XIN 5 TRONG 1 ĐƯỢC ĐƯA VÀO TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
           Thời gian vừa qua, một số ca tử vong sau tiêm chủng khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Đây chính là lý do nhiều người dân đổ xô đưa con đi tiêm dịch vụ, trong khi theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia vắc xin ComBE Five hiện chỉ cung cấp được 60% - 70% nhu cầu tiêm chủng. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cho biết sẽ đưa thêm một loại vắc xin 5 trong 1 mới vào Chương trình tiêm chủng mở rộng để khắc phục tình trạng khan hiếm vắc xin.
 
            Cụ thể, vắc xin SII là một loại vắc xin 5 trong 1 mới đã được Tổ chức Y tế thế giới thẩm định. Tại Việt Nam, vắc xin này đã xong các thủ tục nhập khẩu, kiểm nghiệm. Dự kiến trong tháng 5, việc tiêm vắc xin SII sẽ được thực hiện trên quy mô nhỏ (tại 5 tỉnh thành miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên) để đánh giá. Sau đó, Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá, triển khai, xây dựng kế hoạch tiêm đại trà vắc xin mới vào khoảng cuối năm 2019 trên quy mô toàn quốc. Vắc xin 5 trong 1 SII có thành phầnkháng nguyên tương tự vắc xin ComBE Five, phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib trong đó thành phần ho gà là toàn tế bào. Cả hai loại vắc xin này đều do Ấn Độ sản xuất.

             Trước mắt, vắc xin Combe Five hiện dùng vẫn được triển khai tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tính đến giữa tháng 4/2019 đã triển khai tiêm gần một triệu liều ComBe Five cho trẻ. Trung bình mỗi tháng có thêm 150.000 trẻ được tiêm miễn phí, tỷ lệ gặp phản ứng nặng sau tiêm khoảng 0,05%. Bộ Y tế cho biết tỷ lệ phản ứng sau tiêm thường gặp của ComBE Five nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới và vẫn đang chỉ đạo các tỉnh, thành tiêm vắc xin ComBE Five theo đúng kế hoạch trên phạm vi toàn quốc. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên cho con nán lại, theo dõi 30 phút sau khi tiêm xong tại các cơ sở y tế xã, phường và theo dõi con trong thời gian 24-36 giờ khi về nhà. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú…, cha mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
           
             Ông Hoàng Anh - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết việc đưa thêm một loại vắc xin 5 trong 1 mới vào tiêm chủng mở rộng nhằm đảm bảo an ninh vắc xin, chủ động về nguồn cung ứng cho tiêm chủng. Trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin mới này theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế.

“Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế”

Admin

Tin tức liên quan

Triển khai chương trình sức khỏe Việt Nam trong năm 2019

Đề xuất xây dựng Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ XXITriển lãm Quốc tế Thực phẩm chức năng và các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe Việt Nam - I3F Vietnam 2017 - Đó là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí đánh giá một năm hoạt động của ngành Y tế, do Bộ Y tế tổ chức chiều 9/1.

Xem chi tiết Next

​Từ vụ cháy nhà máy Phích nước Rạng Đông: Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm thế nào?

Thủy ngân là một kim loại nặng có ánh bạc, một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nhưng các hợp chất và muối của nó lại rất độc. Đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.

Xem chi tiết Next

Vai trò của Vắc xin- Cùng chung tay bảo vệ

Lễ kỷ niệm Tuần lễ tiêm chủng được tổ chức vào cuối tháng 4 với mục tiêu khuyến khích sử dụng vắc xin nhằm bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng người mỗi năm và được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là một trong những can thiệp y tế thành công và hiệu quả kinh tế nhất. Trên thế giới hiện vẫn có khoảng gần 20 triệu người không được tiêm vắc xin và tiêm không đầy đủ.

Xem chi tiết Next

​TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VI RÚT SỞI Ở PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ NGUY CƠ MẮC SỞI Ở TRẺ SAU SINH

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, sau nhiều năm triển khai tiêm chủng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do sởi. Tuy nhiên, đến nay các vụ dịch sởi vẫn xảy ra kể cả ở các nước phát triển và có tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi cao.

Xem chi tiết Next
Thong ke