Tin tức

Tin tức

​Thông tin tình hình dịch bệnh quốc tế tháng 3/2018

20/01/2021 In bài viết

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện, ngăn chặn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa vận chuyển qua cửa khẩu, phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tăng cường việc giám sát bệnh truyền nhiễm, côn trùng truyền bệnh tại các khu vực cửa khẩu và chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại khu vực cửa khẩu. 

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia và các nguồn thông tin về dịch bệnh từ các tổ chức liên quan, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thông báo tình hình một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi trên thế giới đến ngày 16/3/2018 cụ thể như sau:

1. Cúm A(H7N4): 

Ngày 14/02/2018, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N4) ở người với biểu hiện viêm phổi nặng. Đây là trường hợp mắc cúm A(H7N4) đầu tiên ghi nhận trên thế giới; kết quả giải trình tự gien cho thấy vi rút có nguồn gốc từ vi rút cúm gia cầm. Xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân không phát hiện trường hợp nào dương tính với cúm A(H7N4).

2. Bệnh do vi rút MERS-CoV:

Tình hình dịch bệnh MERS-CoV tiếp tục diễn biến phức tạp tại Ả rập Xê út, trong những tháng đầu năm 2018 đã ghi nhận 55 trường hợp mắc mới, trong đó có 24 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với lạc đà, tuy nhiên cũng ghi nhận một số trường hợp là nhân viên y tế tại bệnh viện. 

3. Sốt vàng: 

Vụ dịch sốt vàng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Brazil, tập trung chủ yếu tại vùng São Paulo, Minas Gerais và Rio de Janeiro. Từ tháng 7/2017 đến nay, Brasil đã ghi nhận 464 trường hợp mắc sốt vàng, trong đó có 154 trường hợp tử vong. 

4. Bệnh do vi rút Lassa: 

Tình dịch bệnh Lassa tại Nigeria tiếp tục diễn biến phức tạp, từ đầu năm 2018 đến nay, đã ghi nhận 1.081 trường hợp mắc tại 18/36 bang, trong đó 90 trường hợp tử vong. Đã ghi nhận 14 trường hợp là nhân viên y tế mắc bệnh, trong đó có 4 trường hợp tử vong. 

5. Bệnh tả tại Mozambique: 

Từ tháng 10/2017 đến 02/2018 tại Mozambique đã xảy ra vu dịch tả lớn với 1.799 trường hợp mắc tại 2 tỉnh Nampula (1580 trường hợp) và Cabo Delgado (219 trường hợp), trong đó có 01 trường hợp tử vong. 

6. Bệnh sốt Thung lũng Rift tại Gambia:

Ngày 03/01/2018, Bộ Y tế Senegal thông báo phát hiện trường hợp mắc bệnh sốt Thung lũng Rift, đây là người Hàn Quốc sống tại Gambia và đi đến Senegal vào ngày 05/12/2017. Bệnh sốt Thung lũng Rift là bệnh truyền qua muỗi và ít khi xảy ra tại các nước khu vực này, ổ dịch cuối cùng được phát hiện vào năm 2002. 

7. Bệnh sởi tại Philippines:  

Số trường hợp mắc sởi đầu năm 2018 đang có xu hướng gia tăng, trong tháng 01/2018 ghi nhận 877 trường hợp mắc sởi, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh Zamboanga del Sur, Maguindanao và Davao del Sur. 

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện, ngăn chặn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa vận chuyển qua cửa khẩu, phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tăng cường việc giám sát bệnh truyền nhiễm, côn trùng truyền bệnh tại các khu vực cửa khẩu và chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại khu vực cửa khẩu. 

Cục Y tế dự phòng - Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổ chức quốc tế, các đơn vị liên quan từ các quốc gia để giám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới và kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan trong nước để triển khai các hoạt động phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả, ngăn ngừa mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta. 

 

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Dịch sởi đang bùng phát tại nhiều nơi có tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp trên thế giới

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016 có khoảng 89.780 trường hợp tử vong do sởi, hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng được một cách hiệu quả thông qua việc tiêm vắc xin sởi. Trong giai đoạn 2000-2016, vắc xin sởi đã ngăn ngừa được khoảng 20,4 triệu trường hợp tử vong do sởi trên pham vi toàn thế giới, giảm khoảng 84% so với năm 2000.

Xem chi tiết Next

Dịch cúm mùa đang bùng phát tại Hoa Kỳ

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại Cộng hòa dân chủ Công gô

Ngày 08/5/2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô thông báo ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh do vi rút Ebola tại khu vực thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur, đây là khu vực cách khoảng 250 km tới Mbandaka, thủ phủ tỉnh Equateur.

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Ebola có xu hướng gia tăng tại Cộng hòa dân chủ Công gô

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô(gọi tắt là Công gô) từ đầu tháng 4/2018 và đến nay tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17/5/2018, tại Công gô tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc Ebola mới, từ ngày 05 – 17/5/2018 đã ghi nhận thêm 23 trường hợp nghi ngờ và 01 trường hợp xác định mắc Ebola mới, nâng tổng số trường hợp mắc Ebola tại Công gô lên 44 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp xác định và 23 trường hợp tử vong.  

Xem chi tiết Next
Thong ke