Chiều ngày 14/9, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì.
Tham dự cuộc họp gồm các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bộ Y tế; Đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh; Đại diện Cục Quân y, Bộ Quốc phòng; Đại diện Bộ Công an; Đại diện các Viện, Bệnh viện trung ương,… cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Chiều ngày 14/9, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì.
Tham dự cuộc họp gồm các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bộ Y tế; Đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh; Đại diện Cục Quân y, Bộ Quốc phòng; Đại diện Bộ Công an; Đại diện các Viện, Bệnh viện trung ương,… cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Báo cáo tại phiên họp, đồng chí Hoàng Đức Hạnh, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Trong tuần qua tình hình dịch trên địa bàn TP. Hà Nội giảm 1.224 trường hợp so với tuần 32. Theo thống kê, trong 4 tuần liên tiếp, tại Hà Nội tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên toàn thành phố, bao gồm các quận trọng điểm, đều giảm.
Bên cạnh đó đối với dịch Tay chân miệng, tính đến 14/9/2017, toàn thành phố ghi nhận 172 trường hợp mắc tay chân miệng. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2016, số mắc đã giảm 84%, các ổ dịch ghi nhận mắc tay chân miệng đến nay đã được khống chế.
Đối với các họa động phòng chống dịch SXH trong thời gian vừa qua, Hà Nội luôn quyết liệt trong công tác phòng chống dịch SXH, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn thành phố. Cùng với đó TP. Hà Nội đã huy động lực lượng quân đội, lực lượng sinh viên trên địa bàn quận mình để tham gia vào các đội xung kích để đi tuyên truyền tham gia diệt bọ gậy. Công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn Tp luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ngành. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn như: một số đội xung kích khi diệt lăng quăng còn bỏ sót nhiều nơi trong hộ gia đình như các khu vực phế thải, dụng dụng đựng nước uống cho thú cưng,… do chưa có nhiều kinh nghiệm.
Để khắc phục nhanh chóng tình trạng trên, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đề nghị cần liên tục tập huấn, hướng dẫn để nâng cao kĩ năng cho đội xung kích, đồng thời có đội giám sát thường xuyên hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá.
Cùng với Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh tình hình dịch SXH trong tuần qua có xu hướng giảm. Đối với bệnh chân tay miệng, tại TP. Hồ Chí Minh cộng dồn đến tuần 36 năm 2017 ghi nhận 3537 ca tương đương cùng kỳ năm 2016 là 3535 ca, không ghi nhận ca tử vong. Để đạt được kết quả đó, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, bao gồm: truyền thông, tập huấn cho giáo viên các trường học kĩ năng phòng chống dịch, có sự phân công chỉ đạo trách nhiệm rõ ràng tới từng cá nhân, thực hiện nghiêm Nghị định 176,… Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thành phố đang xây dựng đề án xây dựng mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết để tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh trên toàn thành phố.
PGS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã báo cáo về quá trình nuôi và thả thử nghiệm muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia trên đảo Chí Nguyên. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đặc biệt quan tâm đến dự án nghiên cứu trên và đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tập trung nghiên cứu một cách kĩ lưỡng trước khi thử nghiệm trên diện rộng. Nếu thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn trong công tác phòng chống dịch SXH tại Việt Nam.
Kết luận tại buổi họp Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong công tác phòng chống dịch thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh: Cần tiếp tục giữ vững, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch SXH, các địa phương phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến tháng 11; đối với các dịch bệnh như chân tay miệng và đặc biệt là bệnh dại.
Thứ trưởng cũng thể hiện mong muốn Bộ quốc phòng, Bộ Công An, Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng huy động mọi người tham gia triển khai đồng loạt và duy trì các biện pháp phòng chống dịch.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin