Ngày 24 và 25 tháng 3 năm 2020, được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh phối hợp với Tiểu ban Giám sát truyền thông phòng chống dịch Covid 19 tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế và phòng Y tế tổ chức giám sát hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid 19 tại các nhà máy của tỉnh tại địa bàn Thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền:Công ty Frit Huế, Công ty Sợi Phú Bài; Công ty MSV, Công ty Scavi, Công ty CP và Công ty Pheniaka.
Ngày 24 và 25 tháng 3 năm 2020, được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh phối hợp với Tiểu ban Giám sát truyền thông phòng chống dịch Covid 19 tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế và phòng Y tế tổ chức giám sát hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid 19 tại các nhà máy của tỉnh tại địa bàn Thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền:Công ty Frit Huế, Công ty Sợi Phú Bài; Công ty MSV, Công ty Scavi, Công ty CP và Công ty Pheniaka.
Làm việc với các nhà máy, Đoàn đã đánh giá cao việc chủ động phòng chống dịch của các nhà máy như phân công bảo vệ kiểm tra thân nhiệt, bố trí đầy đủ chổ rữa tay, dung dịch sát khuẩn. Đặc biệt công nhân và cán bộ nhà máy đều tuân thủ mang khẩu trang khi vào ca. Một số nhà máy đã chuẩn bị các khu cách ly tạm thời. Bố trí khu ăn uống hợp vệ sinh và sử dụng nước uống riêng cho từng công nhân. Đặc biệt các nhà máy quan tâm đến công tác truyền thông và việc tiêu độc khử trùng. Một số nhà máy đã quy định vị trí chổ ăn, chổ ngồi trên ô tô và chổ làm việc cố định để giám sát dịch tễ.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra bác sĩ Phan Đăng Tâm, đại diện Tiểu ban giám sát, truyền thông đề nghị các nhà máy thành lập ngay các ban chỉ đạo phòng chống dịch, phân công phân nhiệm cụ thể để chủ động triển khai kế hoạch phòng chống dịch mang tính lâu dài. Nhà máy cần xây dựng kế hoạch hậu cần cụ thể để không bị động trước tình huống dịch bệnh có khả năng kéo dài. Nên thông báo cho công nhân hạn chế đến vùng dịch và báo cho đơn vị biết tình hình bản thân và người nhà đi từ vùng dịch về, đặc biệt vùng đông nam á. Chú ý ghi chép tên tuổi, số điện thoại và lịch trình của những xe đến giao dịch tại nhà máy để dễ quản lý về mặt dịch tễ khi có tình huống dịch xảy ra. Nhà máy nên giám sát lịch di chuyển của những lãnh đạo và công nhân nước ngoài, nắm lại địa chỉ cư trú, đặc biệt nơi lưu trú hiện nay của công nhân thật chặt chẽ, đồng thời triển khai sử dụng ứng dụng khai báo thông tin sức khỏe hiện tại để có thể được hỗ trợ nhanh nhất từ cơ quan y tế. Quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa dịch và tính toán bố trí nhiều giờ ăn để hạn chế bữa ăn quá đông người, các bàn ăn phải cách xa trên 2m. Chuẩn bị khu cách ly tạm thời khép kín, độc lập, thông thoáng và có phòng vệ sinh riêng. Đặc biệt xây dựng các tình huống xử lý phải tuân thủ theo quy định của ngành y tế.
Thay mặt lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Sơn – Phó Ban Quản lý chia sẻ những khó khăn các doanh nghiệp đang đối mặt và đề nghị lãnh đạo nhà máy cần phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng chống dịch để vừa đảm bảo kinh doanh tốt nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho công nhân và cộng đồng. Đồng thời đề nghị ngành y tế nhanh chóng xây dựng các tình huống cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu để giúp nhà máy xử lý chính xác, kịp thời và nhà máy có cần phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Admin