Tin tức

Tin tức

​Tiêm phòng không đúng lịch hẹn có làm mất tác dụng của vắc xin không?

16/03/2017 In bài viết

Nhiều người đi tiêm chủng thường có tâm lý lo lắng là Tiêm phòng không đúng đúng lịch hẹn liệu có có làm mất tác dụng của vắc xin không?

Nhiều người đi tiêm chủng thường có tâm lý lo lắng là Tiêm phòng không đúng đúng lịch hẹn liệu có có làm mất tác dụng của vắc xin không?

Một số trẻ em hoặc người lớn trong quá trình tiêm chủng bị mắc các bệnh cấp tính, bị sốt, viêm không đảm bảo điều kiện tiêm chủng khi khám sàng lọc trước tiêm hoặc vì nguyên nhân nào khác  như đi du lịch hoặc về quê nên không thể thực hiện tiêm phòng theo đúng lịch hẹn.

Một số loại vắc xin có nhiều hơn 2 liều tiêm cơ bản, thông thường khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắc xin cùng loại là 4 tuần, không có khoảng cách tối đa, do đó nếu không tiêm phòng đúng theo lịch hẹn thì vẫn nên tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt ngay sau thời gian ghi trong lịch hẹn hoặc khi sức khỏe hồi phục.

Việc tiêm như vậy vẫn sẽ có hiệu quả bảo vệ sau khi được tiêm phòng và sẽ không mất tác dụng của liều tiêm trước, tuy nhiên nếu tiêm đúng phác đồ (lịch hẹn) sẽ có hiệu quả bảo vệ tối ưu.

Cách tính tuổi trong tiêm chủng bố mẹ nên biết

Trong lịch tiêm phòng các loại vắc xin trong chương trình chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ có ghi các thời điểm tiêm là trẻ sơ sinh, tháng tuổi hoặc năm tuổi vậy cách tính tuổi trong tiêm chủng nên hiểu như thế nào?

Tháng được quy định là tròn tháng

– Trẻ sơ sinh được tính từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ được 29 ngày tuổi.

– Trẻ một tháng tuổi được tính từ khi trẻ tròn 1 tháng cho đến khi trẻ được 1 tháng 29 ngày tuổi.

Tuổi được quy định tròn năm tuổi

– Trẻ dưới một tuổi được quy định từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày tuổi.

– Trẻ một tuổi được tính từ 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày tuổi.

– Trẻ dưới 5 tuổi được tính từ sơ sinh đến 59 tháng 29 ngày tuổi.

– Trẻ từ 5 – 9 tuổi được tính từ khi trẻ 60 tháng đến 9 năm 11 tháng 30 ngày (trước sinh nhật lần thứ 20)

– Trẻ từ 10 – 19 tuổi: Được tính từ khi trẻ 10 tuổi đến 19 năm 11 tháng 30 ngày

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Lịch tiêm chủng và lịch tiêm nhắc lại cho người từ 0 – 26 tuổi

Bảng ghi nhớ lịch tiêm chủng và lịch tiêm nhắc lại các loại vắc xin cho người từ 0 – 26 tuổi. Bảng tổng hợp được xây dựng dựa trên lịch tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam của Unicef, bảng ghi nhớ lịch tiêm chủng CDC và dựa theo chỉ định của các loại vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Xem chi tiết Next

Dịch sốt xuất huyết trên cả nước cập nhật đến ngày 19/10/2017

Trước diễn biến tích cực của dịch, ngành y tế vẫn đang tiếp tục giám sát và tiếp tục triển khai đồng bộ mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch. Bộ y tế cũng khuyến cáo người dân nên duy trì các thói quen vệ sinh nơi ở, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt, tuyệt đối không chủ quan vì dịch sốt xuất huyết thường kéo dài tới tháng 11 hàng năm.

Xem chi tiết Next

Tiêm vắc xin viêm gan b trong 24 giờ sau khi sinh – cách tốt nhất phòng lây truyền viêm gan b từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra.Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10-20%. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.

Xem chi tiết Next
Thong ke