​Tiêm vắc xin Sởi để phòng bệnh cho trẻ và tránh nguy cơ bùng phát dịch Sởi

29/12/2014 In bài viết

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin, tỷ lệ mắc sởi của Việt Nam từ năm 1984 đến năm 2012 đã giảm 830 lần. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: sốt cao, ho, hắt hơi, phát ban đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Tuy nhiên cũng có thể chẩn đoán các trường hợp sốt phát ban khác nhầm với sởi. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thật đáng tiếc, thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng. Tuy vậy, vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì.

Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Đối với trường hợp phát hiện ca mắc sởi, cần cách ly y tế, hạn chế tiếp xúc 7 ngày kể từ ngày phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người. Cần điều trị, xử trí kịp thời để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương xảy ra dịch sởi tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn việc cách ly, tổ chức điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các trường hợp mắc, biến chứng và tử vong do sởi.

            Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tổ chức tiêm vét cho tất cả các đối tượng cần được tiêm vắc xin sởi.

ĐỂ CON EM MÌNH KHÔNG MẮC SỞI, CÁC BẬC CHA, MẸ
            CẦN ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM VẮC XIN SỞI ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH
 

 

Phòng Vắc xin, SPYT và ATSH - Cục YTDP

 

 

Admin

Tin tức liên quan

Tập huấn sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Ebola

Tập huấn sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Ebola

Xem chi tiết Next

Kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tỉnh Bắc Giang về trường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem

Ngày 20/3/2013, đã ghi nhận 01 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem, cụ thể: trẻ nữ 5 tháng tuổi (sinh ngày 14/10/2013), địa chỉ Tràng 2 - Thị trấn Lục Nam, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Xem chi tiết Next

Công văn khẩn của Cục Y tế dự phòng về tăng cường phòng chống MERS-CoV

Công văn khẩn của Cục Y tế dự phòng về tăng cường phòng chống MERS-CoV

Xem chi tiết Next

Triển khai công tác tiêm chủng an toàn, hiệu quả

Để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân nhằm giảm hiện tượng quá tải cục bộ tại một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ, ngày 08 tháng 7 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ký, ban hành Công văn số 4464/BYT-DP chỉ đạo công tác Tiêm chủng

Xem chi tiết Next
Thong ke