Tin tức

Tin tức

​Tiếp tục nâng tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B trong 24h đầu sau sinh

14/06/2019 In bài viết

Viêm gan B là bệnh gây viêm, hoại tử tế bào gan cấp và mãn tính. Bệnh rất dễ lây nhiễm và nguy hiểm. Việt Nam là nước có số người mắc bệnh viêm gan B cao trên thế giới, phần lớn là trẻ em và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh trong 24h đầu tiên được tiêm vaccine viêm gan B thì hiệu quả phòng bệnh sẽ đạt trên 90%.
Viêm gan B là bệnh gây viêm, hoại tử tế bào gan cấp và mãn tính. Bệnh rất dễ lây nhiễm và nguy hiểm. Việt Nam là nước có số người mắc bệnh viêm gan B cao trên thế giới, phần lớn là trẻ em và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh trong 24h đầu tiên được tiêm vaccine viêm gan B thì hiệu quả phòng bệnh sẽ đạt trên 90%.
 
Trẻ cần phải được tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh để phòng bệnh hiệu quả nhất. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Trao đổi với phóng viên, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tỉ lệ tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh hiện vẫn chưa đạt mục tiêu đặt ra.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm nay, tỉ lệ viêm vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh mới đạt khoảng 70%, trong khi mục tiêu đặt ra là khoảng 80%. Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, tỉ lệ mũi tiêm này phải đạt tới 90% thì mới khống chế được dịch bệnh.
Nguyên nhân của tình trạng này do một số bà mẹ vẫn chưa tin tưởng vào chất lượng của vaccine, nhiều bà mẹ còn chủ quan cho rằng mẹ không mắc thì con không cần phải tiêm...Tuy nhiên, bà Dương Thị Hồng phân tích, khi đứa trẻ ra ngoài cơ thể mẹ, sức đề kháng còn kém, do vậy thời điểm này trẻ rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm, nên cần phải được tiêm mũi viêm gan B để phòng bệnh.
Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như xơ gan, ung thư gan... lên tới 90%. Vì vậy, nếu trẻ được tiêm vaccine sớm có thể ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B, thậm chí sau khi phơi nhiễm virus này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ sơ sinh được tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch rất lớn. Không chỉ Việt Nam mà 81 quốc gia khác trên thế giới cũng đang áp dụng tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, trong đó có các nước phát triển như Mỹ, Canada...Đặc biệt, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm gan B. Vì thế tiêm phòng vaccine viêm gan B cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ là cách phòng bệnh và ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất.
Hiện tại, tỉ lệ tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh ở khu vực nông thôn còn thấp do các bà mẹ chưa được tiếp cận vaccine này. Tuy nhiên, bà Dương Thị Hồng vẫn khuyến cáo, trong 3 ngày đầu sau sinh, trẻ vẫn có thể tiêm vaccine viêm gan B, hiệu quả phòng bệnh đạt vẫn cao.
Việc tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không chỉ giúp trẻ phòng tránh nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ mà còn bảo vệ trẻ khỏi virus viêm gan B từ môi trường xung quanh.
Liên quan đến nguồn cung vaccine 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng thời gian gần đây, bà Dương Thị Hồng cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả các địa phương vẫn đủ vaccine 5 trong 1 tiêm cho trẻ. Có 6 địa phương đang triển khai đồng thời 2 loại vaccine Combe Five và vaccine DPT-VGB-Hib (SII) là Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thừa Thiên-Huế, Bến Tre, Kon Tum. Riêng vaccine 5 trong 1 DPT-VGB-Hib (SII) mới được triển khai tại 6 địa phương trên đã tiêm cho hơn 14.000 trẻ, tỉ lệ phản ứng nhẹ sau tiêm rất thấp, không ghi nhận phản ứng nặng.
Trước đó, vào đầu năm 2019, có một số địa phương thiếu vaccine 5 trong 1 Combe Five là do các cơ quan quản lý phải tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt để bảo đảm vaccine an toàn nhất. Trong thời gian này, trẻ chưa được tiêm vaccine 5 trong 1 sẽ được tiêm bù.
Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ cũng nhấn mạnh, trẻ có sức đề kháng yếu càng phải được tiêm phòng bệnh, vì những trẻ này có nguy cơ cao mắc các bệnh lây nhiễm. Vì vậy, để tăng cơ hội tiêm chủng cho trẻ có sức đề kháng yếu, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ tiến hành tiêm phòng cho trẻ tại các bệnh viện có đủ điều kiện trên cả nước.

 
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Cục y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

Đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử

Ngày 17/6/2019, tại Tp. Hồ Chí Minh , Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử”. Tham dự Hội thảo có PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện…; các tổ chức quốc tế như WHO, ADB…

Xem chi tiết Next

Huế hội thảo lấy ý kiến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Ngày 5/04/2019 tại thành phố Huế, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”. Chủ trì Hội thảo có bà Lê Thị Yến-Ủy viên thường trực Ủy ban các các vấn đề xã hội của Quốc hội; ông Nguyễn Huy Quang-Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Y tế- Thành viên Ban soạn thảo tổ biên tập- Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án luật; cùng ông Phạm Như Hiệp-Đại biểu Quôc hội tỉnh TT Huế- Giám đốc Bệnh viện TW Huế; ông Nguyễn Quang Dũng- Viện trưởng VKSND cấp cao Đà Nẵng; đại diện UB kinh tế Quốc hội; đại diện các Sở, Ban, ngành, tổ chức liên quan của tỉnh TT Huế và các tỉnh lân cận.

Xem chi tiết Next

Phòng viêm phổi

Một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT) là bệnh viêm phổi, đây là một bệnh nghiêm trọng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị đúng và kịp thời.

Xem chi tiết Next

Cần Thơ kiểm tra, giám sát trước chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella năm 2019

Nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng và thực hiện đúng tiến độ theo Kế hoạch số 4137/KH-SYT ngày 24/12/2018 của Sở Y tế về việc Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại TP Cần Thơ. Từ ngày 5-7/3/2019, Sở Y tế đã thành lập đoàn giám sát tại 5 quận/huyện có tổ chức chiến dịch, gồm Ninh Kiều, Cái Răng, Cờ Đỏ, Thới Lai và Ô Môn.

Xem chi tiết Next
Thong ke